Ngày mai 07-3, khai mạc Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII
Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2017-2022 với chủ đề “Đoàn kết-Đổi mới-Bình đẳng-Hội nhập" sẽ chính thức khai mạc vào sáng mai 07-3-2017, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình và được truyền hình trực tiếp trên các kênh: VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam); Truyền hình Quốc hội; Hệ Thời sự - Chính trị tổng hợp VOV1, (Đài Tiếng nói Việt Nam).
1.155 đại biểu chính thức là những phụ nữ tiêu biểu, đại diện cho các tầng lớp phụ nữ, các dân tộc, tôn giáo, độ tuổi, ngành nghề, các lĩnh vực công tác và các vùng miền khác nhau trong cả nước về dự Đại hội. Đại biểu cao tuổi nhất tham dự Đại hội là giáo sư-tiến sỹ khoa học Phạm Thị Trân Châu, 79 tuổi, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam; đại biểu trẻ tuổi nhất là chị Nguyễn Thu Minh Châu, 18 tuổi, học sinh. lớp 12 chuyên toán trường chuyên Thăng Long, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Nhiệm kỳ 2017- 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đặt ra một số định hướng cụ thể: Đoàn kết, phát huy truyền thống, tiềm năng, sức sáng tạo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và vị thế của phụ nữ; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, chuyên nghiệp; phấn đấu vì mục tiêu bình đẳng giới, tiến bộ của phụ nữ, xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và hai cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” và “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.
Đại hội lần này cũng tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh thực hiện hai khâu đột phá: Nâng cao hiệu quả thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách, góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ; nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Hội cơ sở, đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ, phát huy quyền làm chủ của hội viên, phụ nữ; đồng thời đề ra ba nhiệm vụ trọng tâm: Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình hạnh phúc; vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện giám sát, phản biện xã hội, đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân.
Trong khuôn khổ Đại hội sẽ diễn ra Chương trình “Tự hào Phụ nữ Việt Nam” và Lễ trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2016 vào tối 07-3 và được truyền hình trực tiếp trên VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam; Triển lãm “Phụ nữ Việt Nam - dấu ấn 30 năm đổi mới”, diễn ra từ ngày 06 đến 09-3 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia; Hội sách mùa xuân 2017 diễn ra từ 15 đến 19-3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam… Dự kiến, Chương trình nghệ thuật chào mừng thành công của Đại hội sẽ diễn ra tối ngày 09-3 tại Nhà hát Âu Cơ và 4 điểm ngoài trời của 4 quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội./.
Phải truy rõ nguồn gốc và xử phạt mạnh tay nếu cơ sở cung cấp thực phẩm không an toàn  (06/03/2017)
Khánh thành Đại lộ mang tên hai thủ đô kết nghĩa Phnom Penh-Hà Nội  (06/03/2017)
Đồng chí Đinh La Thăng tiếp thị trưởng thành phố San Francisco Edwin Lee  (06/03/2017)
Tăng cường tình đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt-Lào  (06/03/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay