Một số thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Xây dựng văn hoá giao thông trong Thanh, Thiếu niên
Thực hiện Năm An toàn giao thông 2017 với chủ đề “Xây dựng văn hoá giao thông trong Thanh, Thiếu niên” với tinh thần “Tính mạng con người là trên hết”.
Mục tiêu cụ thể trong Năm An toàn giao thông 2017 là: Giảm tai nạn giao thông từ 5% - 10% cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2016; giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và trên các tuyến quốc lộ, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút; nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên.
Đó là nội dung tại Thông báo số 36/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2016 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, trọng tâm năm 2017 cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, trong đó cần phải nghiên cứu sửa đổi Luật giao thông đường bộ, xây dựng các quy định pháp luật về thống kê an toàn giao thông; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hiệu lực của thực thi công vụ trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong đó chú trọng các khâu: quản lý vận tải; đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; đăng kiểm phương tiện; tuần tra, kiểm soát.
Bên cạnh đó, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông xây dựng văn hoá giao thông tới khu dân cư, mọi người dân, mọi cơ quan, tổ chức, trường học; đặc biệt là Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội và các cơ quan thông tấn báo chí xây dựng chương trình hành động cụ thể để triển khai thực hiện chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên”, giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến thanh, thiếu niên.
Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông, tập trung nguồn lực trung ương, địa phương và xã hội hóa để ưu tiên xử lý dứt điểm các điểm đen về an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và tại các giao cắt giữa đường phụ ra đường chính, các điểm đường ngang qua đường sắt, các điểm tiềm ẩn tai nạn trên đường thuỷ trong năm 2017; nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa chất lượng công tác đào tạo sát hạch cấp phép lái xe, bất cập về tổ chức giao thông, bảo trì kết cấu hạ tầng với tai nạn giao thông để có giải pháp phù hợp. Tổ chức đường dây nóng và hộp thư điện tử để thu nhận phản hồi của người dân về trật tự, an toàn giao thông.
Đẩy mạnh tái cơ cấu vận tải nhằm nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá cước vận tải đường thuỷ, đường sắt, hàng hải, hàng không để giảm mức phụ thuộc của hàng hoá và hành khách vào vận tải đường bộ; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh; vận tải hành khách công cộng.
Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra, tuần tra, kiểm soát; xử lý nghiêm minh, cương quyết các hành vi có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông như lái xe quá tốc độ cho phép; lái xe khi đã uống rượu, bia; xe khách đón, trả khách trái phép trên đường cao tốc; chở quá tải trọng phương tiện; tăng cường quản lý nhà nước với bến bãi, nhà xe chủ phương tiện; đảm bảo người điều khiển phương tiện phải có đủ bằng cấp, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp thực thi công vụ nhưng vi phạm các quy định và đạo đức nghề nghiệp.
Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, các tuyến đường sắt trên cao, tàu điện ngầm; có giải pháp khẩn cấp xử lý các nút giao, đoạn đường thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng; xây dựng quy định bảo đảm sự phù hợp giữa quy hoạch phát triển đô thị và năng lực kết cấu hạ tầng giao thông; tiếp tục hoàn thiện tổ chức giao thông cho tuyến xe buýt nhanh (BRT) Hà Nội, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về chen lấn làn đường.
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và giao thông thông minh nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là trong công tác quản lý, điều hành giao thông vận tải, cảnh báo, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; công tác thống kê, quản trị dữ liệu, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ; xác định nguyên nhân tai nạn giao thông, ứng phó sự cố; khuyến khích sử dụng vận tải công cộng và vận tải phi cơ giới, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân.
Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện số 2239/CĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội xuân năm 2017, đặc biệt là bảo đảm chất lượng dịch vụ vận tải khách; điều tiết, chống ùn tắc giao thông và kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
Năm 2016 tình hình trật tự, an toàn giao thông trên phạm vi cả nước có nhiều chuyển biến tích cực, ùn tắc giao thông trong các đô thị lớn và trên các quốc lộ trọng điểm được kéo giảm, tai nạn giao thông tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Chưa đạt mục tiêu về tỷ lệ giảm số người chết do tai nạn giao thông; vẫn xảy một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải, phương tiện thủy nội địa, đường ngang đường sắt gây bức xúc trong dư luận; chưa xử lý dứt điểm được hiện tượng chở quá tải trọng phương tiện trên đường bộ; còn để xảy ra tình trạng phương tiện kinh doanh vận tải hoạt động không có giấy phép, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp; tình hình ùn tắc giao thông tại thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn diễn biến phức tạp...
Năm 2016, đã tìm kiếm, quy tập 2.223 hài cốt liệt sĩ
Năm 2016, đã tìm kiếm, quy tập được 2.223 hài cốt liệt sĩ và 03 khu vực mộ tập thể. Kết quả đó đã và đang đáp ứng một phần nguyện vọng của thân nhân, gia đình liệt sĩ và nhân dân trong cả nước; góp phần quan trọng củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội.
Tại văn bản số 37/TB-VPCP, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (Ban Chỉ đạo quốc gia 1237) biểu dương, khen ngợi tinh thần chủ động, tích cực của Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành liên quan, Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia 1237, Ban Chỉ đạo và cơ quan Thường trực BCĐ 1237 các cấp; đặc biệt biểu dương, khen ngợi cán bộ, chiến sĩ các Đội chuyên trách, các lực lượng lâm thời trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ luôn nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, có ý chí, quyết tâm cao, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Năm 2017 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2017), nhằm tôn vinh và tri ân người có công với cách mạng, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác “Đền ơn đáp nghĩa” phải làm tốt hơn. Phấn đấu tổ chức tìm kiếm, quy tập khoảng 2.500 hài cốt liệt sĩ.
Để thực hiện được mục tiêu trên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, cung cấp thông tin và phối hợp tham gia tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
Các bộ, ngành, địa phương cần hoàn thành việc rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ; xây dựng và công bố cơ sở dữ liệu quốc gia về liệt sĩ, mộ liệt sĩ.
Triển khai thí điểm lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ 3 cấp (cấp xã, huyện, tỉnh) ở một số địa phương trọng điểm.
Khai thác, sử dụng kết quả giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh; kết nối các nguồn thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ để phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Hoàn thiện, ban hành quy trình giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
Để số người nghiện tăng, người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm
Địa phương nào để tội phạm ma túy lộng hành, để số người nghiện ma túy tăng, tiếp nhận và quản lý học viện cai nghiện không tốt thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện ma túy tại văn bản số 43/TB-VPCP. Thủ tướng yêu cầu xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, thường xuyên, liên tục, không được lơ là của các cấp ủy đảng, chính quyền; huy động sức mạnh của toàn dân tham gia đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội.
Tập trung thực hiện mục tiêu 3 giảm: giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại; trong mọi tình huống phải bảo đảm đủ kinh phí cho công tác cai nghiện ma túy, tăng cường huy động các nguồn lực của Trung ương, địa phương, xã hội.
Các bộ, ngành trong phạm vi trách nhiệm của mình, phải chỉ đạo ban hành ngay các văn bản hướng dẫn. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan với lực lượng chức năng. Xác định trách nhiệm rõ ràng, nơi nào làm chưa tốt người đứng đầu các ngành, các cấp chính quyền, cấp ủy đảng phải chịu trách nhiệm. Địa phương nào để tội phạm ma túy lộng hành, để số người nghiện ma túy tăng, tiếp nhận và quản lý học viện cai nghiện không tốt thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.
Về kinh phí, Thủ tướng yêu cầu trong mọi tình huống phải bảo đảm đủ kinh phí cho công tác phòng chống ma túy, cai nghiện ma túy để bảo đảm an ninh, trật tự an toàn, ổn định xã hội, môi trường đầu tư và cuộc sống an lành cho nhân dân. Dành ưu tiên đặc biệt cho các lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy trong đó có lực lượng biên phòng, hải quan, văn hóa. Vận động tối đa nguồn tài trợ của quốc tế. Huy động các nguồn lực của Trung ương, địa phương, xã hội.
Tích cực triển khai Chương trình Methadone bảo đảm thuận tiện cho người dùng, đồng thời tập trung nghiên cứu và đưa vào sử dụng các bài thuốc, loại thuốc cắt cơn, điều trị do Việt Nam sản xuất.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền công tác phòng chống ma túy, cai nghiện ma túy kết hợp với phòng chống mại dâm và HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường tuyên truyền và định hướng dư luận.
An Giang phấn đấu có nhiều mô hình nông nghiệp đạt thu nhập trên 500 triệu đồng/ha
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang.
Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh An Giang tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, các nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 và những năm tiếp theo, ngay từ đầu năm. Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó cần quan tâm xử lý tốt các khoản nợ xấu, hàng tồn kho… tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác xã hội hóa để huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến khích khởi nghiệp, thu hút các dự án FDI công nghệ cao, công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản để phát triển mạnh các doanh nghiệp nông nghiệp, chế biến, các loại hình kinh tế hợp tác, trang trại, gia trại; nhân rộng và phấn đấu có ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, đạt mức thu nhập trên 500 triệu đồng/ha.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa, xác định công tác công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cần đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, giám sát chất lượng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngay tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, không để hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng bày bán, trà trộn trên thị trường.
Đồng thời tăng cường công tác phối hợp của các đơn vị chức năng trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, theo đó cần xây dựng cơ chế trong chỉ huy phối hợp, hiệp đồng, trách nhiệm cụ thể. Quan tâm phát triển kinh tế xã hội ở khu vực biên giới để người dân có cuộc sống ổn định, không tham gia tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả./.
Thủ tướng thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng  (29/01/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam đón nhiều vận hội mới năm 2017  (29/01/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam đón nhiều vận hội mới năm 2017  (29/01/2017)
Thư chúc Tết - Xuân Đinh Dậu 2017 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang  (29/01/2017)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên