Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu xuất khẩu hàng hóa đạt 15 tỷ USD
Để thực hiện mục tiêu nói trên, các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp quan trọng như: tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, tăng cường mở rộng tìm kiếm các thị trường mới để xuất khẩu nông sản.
Mặt khác, các tỉnh cũng bắt đầu thay đổi dần cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, có ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại tiên tiến, giảm các mặt hàng xuất khẩu nông sản dạng thô có giá trị thấp...
Ngay trong lĩnh vực nông sản, các tỉnh cũng sẽ tăng dần các nhóm hàng xuất khẩu có giá trị cao như như trái cây, rau củ quả để thay dần mặt hàng gạo có giá trị xuất khẩu thấp.
Ngoài ra, các tỉnh thành cũng rất quan tâm công tác cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về thủ tục, vốn, cơ chế chính sách, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, thay đổi máy móc trang thiết bị hiện đại ứng dụng vào sản xuất...
Riêng một số địa phương có giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn như Long An, Tiền Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp, lãnh đạo tỉnh thường xuyên tổ chức gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn về vốn, cơ chế chính sách và thị trường để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Năm 2016, các tỉnh thành trong vùng đã xuất khẩu được 13,7 tỷ USD hàng hóa, tăng 7,4% so với năm 2015. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng là thủy sản, gạo, thực phẩm chế biến, dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó, xuất khẩu thủy sản đạt 4,2 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ. Xuất khẩu gạo đạt 4,88 triệu tấn với giá trị đạt 2,2 tỷ USD, giảm 25,8% về khối lượng và 21,2% về giá trị.
Các tỉnh thành có giá trị xuất khẩu cao trong vùng là: Long An trên 6,6 tỷ USD, Tiền Giang 3,3 tỷ USD, Cần Thơ trên 1,4 tỷ USD và Đồng Tháp trên 1,2 tỷ USD.
Do gạo và thủy sản là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng nên khi giá trị xuất khẩu giảm hoặc tăng chậm, giá trị xuất khẩu hàng hóa chung của cả vùng cũng tăng chậm.
Nguyên nhân mặt hàng gạo xuất khẩu giảm là do năm 2016 vừa qua, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác trong khu vực có giá bán gạo thấp, nhu cầu nhập khẩu gạo của một số quốc gia giảm. Mặt khác, thương hiệu gạo Việt Nam chưa được phổ biến rộng rãi, chất lượng gạo xuất khẩu phần lớn là gạo thường, giá trị không cao, tính cạnh tranh thấp.
Đối với mặt hàng thủy sản, mặt dù xuất khẩu năm qua có tăng nhưng mức tăng thấp do một số doanh nghiệp vẫn còn bị các nước đánh thuế chống bán phá giá cao và áp dụng các biện pháp bảo hộ thông qua các rào cản kỹ thuật khắc khe; sản phẩm thủy sản xuất khẩu chưa phong phú, chủ yếu ở dạng thô, hàm lượng ứng dụng khoa học còn hạn chế.../.
Tổng Bí thư kết thúc chuyến thăm chính thức nước CHND Trung Hoa  (15/01/2017)
Viettel chính thức nhận giấy phép đầu tư viễn thông tại Myanmar  (15/01/2017)
Hơn 113 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em khó khăn  (15/01/2017)
Chủ tịch nước thăm, làm việc tại Nghệ An  (15/01/2017)
Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam  (15/01/2017)
Lo ngại vụ tấn công "sói đơn độc" trong lễ nhậm chức của ông Trump  (15/01/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay