Senegal kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, liên doanh
Tại các cuộc tiếp xúc, hai bên đã điểm lại tình hình hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước trong thời gian qua và bàn nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác trong thời gian tới.
Phía Senegal cho biết từ 5 năm nay, Senegal đã đẩy mạnh thực hiện chính sách tự túc lương thực bằng cách phát triển việc trồng lúa nước.
Dự kiến trong năm 2017, Senegal sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra, vì vậy nhu cầu nhập khẩu gạo giảm mạnh. Senegal cũng tích cực triển khai thực hiện nhiều biện pháp cải cách và mở cửa nền kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh việc tăng cường các hoạt động trao đổi thương mại song phương, phía Senegal cũng kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp tại Senegal để tận dụng vị trí cửa ngõ của khu vực Tây Phi, dân số trẻ, tình hình chính trị ổn định, cảng biển, sân bay quốc tế thuận lợi, luật đầu tư thông thoáng hấp dẫn, các khu chế xuất, đặc biệt là những ưu đãi thuế mà nước này được hưởng khi xuất khẩu sang Liên minh kinh tế tiền tệ Tây Phi (UEMOA), Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (CEDEAO), Liên minh châu Âu (EU) và thị trường Mỹ. Các lĩnh vực có tiềm năng hợp tác là viễn thông, xây dựng, nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất hàng công nghiệp như dệt may, da giày, khai thác dầu lửa và khoáng sản.
Nhằm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế song phương, hai bên nhất trí Việt Nam và Senegal cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý như đàm phán và ký Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác thương mại và công nghiệp, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, thỏa thuận tạo thuận lợi về thủ tục hải quan và thỏa thuận về tạo thuận lợi trong cấp thị thực nhập cảnh và lưu trú cho các doanh nhân của hai nước...; thực hiện nội dung thỏa thuận đã ký giữa các Phòng Thương mại và Công nghiệp; xem xét thành lập Hội đồng doanh nghiệp.
Hai bên cũng nhất trì cần tăng cường trao đổi các đoàn doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tham dự các hội chợ triển lãm quốc tế lớn tổ chức tại mỗi nước như Vietnam Expo và Hội chợ quốc tế Dakar; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về tiềm năng thị trường của nhau, các cơ hội kinh doanh, đầu tư thông qua tổ chức hội thảo, phát hành bản tin, viết tin bài trên các báo, tạp chí...; tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên sang đầu tư, kinh doanh tại thị trường của nhau; tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong khuôn khổ Tổ chức quốc tế Pháp ngữ; nâng cao vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao hai nước trong việc trao đổi thông tin thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp./.
EU cảnh báo rủi ro đối với sự ổn định tài chính của nước Anh  (15/01/2017)
Phát triển sâu rộng quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản  (15/01/2017)
Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam: Đẩy mạnh hợp tác an ninh, thương mại  (14/01/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang  (14/01/2017)
Standard Chartered: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2017 sẽ đạt 6,6%  (14/01/2017)
Bộ trưởng Tô Lâm gặp Bộ trưởng An ninh Quốc gia Trung Quốc  (14/01/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay