Chủ tịch nước rời Hà Nội dự Hội nghị Cấp cao Liên hợp quốc
Sáng 18-9, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội đi tham dự Hội nghị Cấp cao của Liên hợp quốc kiểm điểm việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố Niu Oóc, Hoa Kỳ, từ ngày 20 đến 22-9.
Tham gia đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Lương Minh; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Giang Sơn; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh.
Trong đoàn còn có Phó Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ Nguyễn Phong Quang; Phó Chánh Văn phòng Thường trực-Văn phòng Trung ương Đảng Hoàng Thanh Khiết; Trợ lý Chủ tịch nước Vũ Quy; Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Văn Dũng.
Cách đây đúng 10 năm (tháng 9/2000), vào buổi bình minh của Thiên niên kỷ mới, Liên hợp quốc triệu tập hội nghị thượng đỉnh tại trụ sở của tổ chức này với sự tham dự của lãnh đạo 189 nước thành viên. Trong bối cảnh nhiều nước đang phát triển bị gạt ra ngoài lề của quá trình toàn cầu hóa, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đói nghèo, dịch bệnh, bất công, chiến tranh có nguy cơ lan rộng....
Hội nghị lúc đó được đánh giá là “cơ hội ngàn năm có một” nhằm xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng và bình đẳng cho tất cả mọi người.
Đáp ứng nguyện vọng của các dân tộc, hội nghị đã thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu phát triển gồm xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói; phổ cập giáo dục tiểu học; tăng cường bình đẳng giới; giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; tăng cường sức khỏe cho bà mẹ; phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các dịch bệnh khác; bảo đảm bền vững về môi trường; thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển. Năm 2015 được đặt ra là mốc hoàn thành các mục tiêu này.
Các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ được coi là một trong những khuôn khổ hợp tác phát triển quan trọng và được ủng hộ rộng rãi nhất kể từ khi Liên hợp quốc ra đời. Hội nghị Cấp cao lần này có tầm quan trọng đặc biệt là kiểm điểm những tiến bộ đạt được, đánh giá thách thức, rút ra bài học kinh nghiệm sau 2/3 chặng đường thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ; đồng thời bàn thảo kế hoạch tổng thể nhằm phấn đấu hoàn thành các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
Việc thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ có ý nghĩa không chỉ tạo điều kiện phát triển đối với tất cả các quốc gia, cải thiện cuộc sống của các tầng lớp dân cư chịu nhiều thiệt thòi nhất, mà còn tạo cơ sở bền vững cho hòa bình, an ninh quốc tế và thúc đẩy hợp tác đa phương.
Tham dự hội nghị lần này, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn 5/8 Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và đang tiếp tục phấn đấu cơ bản hoàn thành hết các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015.
Tiếp đó, nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ B.Ô-ba-ma, ngày 24-9, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống B.Ô-ba-ma sẽ đồng chủ trì Hội nghị các nhà Lãnh đạo ASEAN và Hoa Kỳ lần thứ 2, diễn ra tại thành phố Niu Oóc./.
Kinh tế tri thức và thực hiện phát triển kinh tế tri thức ở nước ta  (18/09/2010)
Chuẩn bị cho kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XII  (17/09/2010)
Xây dựng Thành phố Cần Thơ văn minh, hiện đại, trung tâm động lực của đồng bằng sông Cửu Long  (17/09/2010)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến 2 dự án luật  (17/09/2010)
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa có Phó Chủ tịch mới  (17/09/2010)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay