Bồ Đào Nha muốn tăng đầu tư vào hạ tầng kinh tế biển Việt Nam
23:17, ngày 03-12-2016
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương dẫn đầu đang ở thăm Bồ Đào Nha và dự Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha, diễn ra tại Lisbon từ ngày 02 đến ngày 04-12-2016.
Ngày 02-12-2016, Đoàn đã có buổi làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Bồ Đào Nha, tiến sỹ Teresa Ribero.
Tại buổi gặp, tiến sỹ Teresa Ribero cho biết Bồ Đào Nha mong muốn đầu tư vào các lĩnh vực mà nước này có thế mạnh và Việt Nam đang có nhu cầu, như du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo và đặc biệt là nền kinh tế biển. Bà Teresa Ribero đã thảo luận với đoàn Việt Nam về các biện pháp nhằm thắt chặt mối quan hệ song phương trên tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị cho tới văn hóa.
Hai bên đã đề cập đến một số chương trình sẽ sớm được thực hiện, như thúc đẩy giao lưu các doanh nghiệp và giới đầu tư để khuyến khích các tác nhân kinh tế hai nước tăng cường hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại, đầu tư trong thời gian tới. Kim ngạch thương mại hai chiều ước tính đạt khoảng 400 triệu USD năm 2015 và hướng tới mục tiêu 1 tỷ USD.
Bên cạnh vấn đề kinh tế, hai bên cũng thảo luận về tăng cường tham vấn chính trị thường xuyên và hỗ trợ đào tạo. Đồng thời, Bồ Đào Nha và Việt Nam nhất trí phối hợp với nhau trong khuôn khổ hợp tác ba bên với một nước trong cộng đồng các nước nói tiếng Bồ Đào Nha, như Angola, Mozambique hay Timor Leste. Cách đây một tháng, trường Đại học Hà Nội đã khai trương Trung tâm ngôn ngữ Bồ Đào Nha Camoes đầu tiên tại Việt Nam.
Cùng ngày, đồng chí Hoàng Bình Quân đã làm việc với Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Bồ Đào Nha. Phát biểu trong buổi tiếp, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Bồ Đào Nha, tiến sỹ Sergio Sousa Pinto, cho biết Bồ Đào Nha sẽ sớm xem xét phê chuẩn hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA).
Tiến sỹ Pinto nêu rõ: “Bồ Đào Nha có thể đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy thông qua EVFTA, đưa Việt Nam và EU xích lại gần nhau hơn. Hiệp định này không chỉ có ý nghĩa quan trọng với Việt Nam, mà cả với Liên minh châu Âu."
Theo ông Pinto, kinh tế Việt Nam và Liên minh châu Âu có tính bổ sung cao, trong đó EU sẽ có nhiều lợi ích nếu mối quan hệ song phương tiếp tục được củng cố. Tuy vậy, bên cạnh những mặt thuận, với Bồ Đào Nha nói riêng, Việt Nam là một đối thủ cạnh tranh trên một số khía cạnh của ngành công nghiệp dệt may mà nước này cũng rất phát triển.
Đồng chí Hoàng Bình Quân đã thông báo cho các nghị sỹ Bồ Đào Nha về tình hình Biển Đông và chủ trương của Việt Nam giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp trong khuôn khổ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, đồng thời khẳng định 40% lượng hàng hóa của thế giới trung chuyển qua Biển Đông, nên vùng biển này liên quan đến lợi ích của cả thế giới, trong đó có Bồ Đào Nha.
Tiến sĩ Sergio Sousa Pinto cho biết Bồ Đào Nha ủng hộ mạnh mẽ tự do hàng hải trên Biển Đông. Giữa hai nước có một mối quan tâm chung. Với tư cách là một quốc gia biển, Bồ Đào Nha rất quan tâm đến tự do hàng hải và việc phải duy trì các vùng biển mở. Ông nhấn mạnh không nước nào có quyền đóng cửa các tuyến đường biển trên thế giới. Các nghị sỹ Bồ Đào Nha cũng chính thức gửi lời mời các đại biểu Quốc hội Việt Nam tới thăm nước này để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.
Trên lĩnh vực ngoại giao, nghị sỹ Sergio Sousa Pinto nhấn mạnh Bồ Đào Nha có mối liên hệ rất sâu sắc với châu Phi, Mỹ Latinh, đặc biệt là nhóm quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha. Do đó, Bồ Đào Nha có thể làm cầu nối giúp đỡ Việt Nam củng cố quan hệ với các nước này.
Trong mấy năm gần đây, quan hệ Việt Nam-Bồ Đào Nha đã có bước tiến mạnh mẽ, trong đó nổi bật là chuyến thăm chính thức Bồ Đào Nha vào tháng 6-2015 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha duy trì các cuộc trao đổi và tiếp xúc thường xuyên./.
Tại buổi gặp, tiến sỹ Teresa Ribero cho biết Bồ Đào Nha mong muốn đầu tư vào các lĩnh vực mà nước này có thế mạnh và Việt Nam đang có nhu cầu, như du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo và đặc biệt là nền kinh tế biển. Bà Teresa Ribero đã thảo luận với đoàn Việt Nam về các biện pháp nhằm thắt chặt mối quan hệ song phương trên tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị cho tới văn hóa.
Hai bên đã đề cập đến một số chương trình sẽ sớm được thực hiện, như thúc đẩy giao lưu các doanh nghiệp và giới đầu tư để khuyến khích các tác nhân kinh tế hai nước tăng cường hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại, đầu tư trong thời gian tới. Kim ngạch thương mại hai chiều ước tính đạt khoảng 400 triệu USD năm 2015 và hướng tới mục tiêu 1 tỷ USD.
Bên cạnh vấn đề kinh tế, hai bên cũng thảo luận về tăng cường tham vấn chính trị thường xuyên và hỗ trợ đào tạo. Đồng thời, Bồ Đào Nha và Việt Nam nhất trí phối hợp với nhau trong khuôn khổ hợp tác ba bên với một nước trong cộng đồng các nước nói tiếng Bồ Đào Nha, như Angola, Mozambique hay Timor Leste. Cách đây một tháng, trường Đại học Hà Nội đã khai trương Trung tâm ngôn ngữ Bồ Đào Nha Camoes đầu tiên tại Việt Nam.
Cùng ngày, đồng chí Hoàng Bình Quân đã làm việc với Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Bồ Đào Nha. Phát biểu trong buổi tiếp, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Bồ Đào Nha, tiến sỹ Sergio Sousa Pinto, cho biết Bồ Đào Nha sẽ sớm xem xét phê chuẩn hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA).
Tiến sỹ Pinto nêu rõ: “Bồ Đào Nha có thể đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy thông qua EVFTA, đưa Việt Nam và EU xích lại gần nhau hơn. Hiệp định này không chỉ có ý nghĩa quan trọng với Việt Nam, mà cả với Liên minh châu Âu."
Theo ông Pinto, kinh tế Việt Nam và Liên minh châu Âu có tính bổ sung cao, trong đó EU sẽ có nhiều lợi ích nếu mối quan hệ song phương tiếp tục được củng cố. Tuy vậy, bên cạnh những mặt thuận, với Bồ Đào Nha nói riêng, Việt Nam là một đối thủ cạnh tranh trên một số khía cạnh của ngành công nghiệp dệt may mà nước này cũng rất phát triển.
Đồng chí Hoàng Bình Quân đã thông báo cho các nghị sỹ Bồ Đào Nha về tình hình Biển Đông và chủ trương của Việt Nam giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp trong khuôn khổ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, đồng thời khẳng định 40% lượng hàng hóa của thế giới trung chuyển qua Biển Đông, nên vùng biển này liên quan đến lợi ích của cả thế giới, trong đó có Bồ Đào Nha.
Tiến sĩ Sergio Sousa Pinto cho biết Bồ Đào Nha ủng hộ mạnh mẽ tự do hàng hải trên Biển Đông. Giữa hai nước có một mối quan tâm chung. Với tư cách là một quốc gia biển, Bồ Đào Nha rất quan tâm đến tự do hàng hải và việc phải duy trì các vùng biển mở. Ông nhấn mạnh không nước nào có quyền đóng cửa các tuyến đường biển trên thế giới. Các nghị sỹ Bồ Đào Nha cũng chính thức gửi lời mời các đại biểu Quốc hội Việt Nam tới thăm nước này để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.
Trên lĩnh vực ngoại giao, nghị sỹ Sergio Sousa Pinto nhấn mạnh Bồ Đào Nha có mối liên hệ rất sâu sắc với châu Phi, Mỹ Latinh, đặc biệt là nhóm quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha. Do đó, Bồ Đào Nha có thể làm cầu nối giúp đỡ Việt Nam củng cố quan hệ với các nước này.
Trong mấy năm gần đây, quan hệ Việt Nam-Bồ Đào Nha đã có bước tiến mạnh mẽ, trong đó nổi bật là chuyến thăm chính thức Bồ Đào Nha vào tháng 6-2015 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha duy trì các cuộc trao đổi và tiếp xúc thường xuyên./.
Giao chiến ác liệt, Aleppo trở thành chiến trường quyết định ở Syria  (03/12/2016)
Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn từng chuyến bay  (03/12/2016)
Nga lưu ý Nhật Bản về mối đe dọa của hệ thống phòng không Mỹ ở châu Á  (03/12/2016)
Đại lễ tưởng niệm và tri ân các Anh hùng, liệt sỹ tại Côn Đảo  (03/12/2016)
Tạo môi trường bình đẳng và minh bạch cho doanh nghiệp nhỏ và vừa  (03/12/2016)
Quốc hội Việt Nam và Mexico tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác  (03/12/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên