Nga lưu ý Nhật Bản về mối đe dọa của hệ thống phòng không Mỹ ở châu Á
23:14, ngày 03-12-2016
Ngày 03-12-2016, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Nga Nhật Bản Fumio Kishida đã gặp nhau tại Moskva trong cuộc đối thoại trực tiếp lần cuối trước khi hai nước tiến hành cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Shinzo Abe, dự kiến diễn ra trong vòng chưa đầy 2 tuần tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, việc chuẩn bị cho chuyến thăm của nhà lãnh đạo Nga tới Nhật Bản là đề tài chính trong cuộc gặp giữa hai ngoại trưởng. Hai bên đã thảo luận các vấn đề hợp tác giữa hai cơ quan ngoại giao, trong đó có kế hoạch tham vấn năm 2017. Phía Nga kỳ vọng chuyến thăm Nhật Bản tới đây của Tổng thống Vladimir Putin sẽ tạo được động lực mới trong phát triển quan hệ giữa hai nước trên mọi lĩnh vực.
Hãng thông tấn Kyodo đưa tin tại cuộc gặp, hai ngoại trưởng nhất trí tiếp tục đàm phán về việc ký kết một hiệp ước hòa bình giữa hai nước sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Phát biểu tại họp báo sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh: "Đưa lập trường của hai bên xích lại gần nhau không phải là việc dễ dàng, đây là vấn đề phức tạp."
Ông nhấn mạnh khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo hiện do Nga kiểm soát song Nhật Bản cũng nhận chủ quyền.
Ngoại trưởng Nga cho biết Bộ Ngoại giao hai nước sẽ tiếp tục thúc đẩy công việc này và sẽ báo cáo lên lãnh đạo hai nước.
Về phần mình, Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida cam kết nỗ lực "khắc phục những khác biệt về lập trường của hai nước và hướng tới ký kết hiệp ước hòa bình bằng một giải pháp hai bên đều chấp nhận được."
Ngoài ra, tại cuộc gặp, Moskva cũng lưu ý Tokyo về những đe dọa liên quan đến hệ thống phòng không của Mỹ đặt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trước đó, ngày 02-12, ông Kishida đã gặp Tổng thống Putin tại thành phố St. Petersburg.
Tại cuộc gặp, ông Kishida kêu gọi thúc đẩy giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong cuộc gặp cấp cao Nga-Nhật sắp tới.
Trong khi đó, Tổng thống Putin đánh giá tích cực về những diễn biến gần đây trong quan hệ song phương.
Tranh chấp chủ quyền đối với 4 hòn đảo hiện do Nga kiểm soát và gọi là Nam Kuril, trong khi Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc, đã ngăn cản hai nước ký hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Tuần trước, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối việc Nga triển khai hệ thống tên lửa chống hạm ở 2 đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Etorofu và Kunashiri trong khi Nga gọi là Iturup và Kunashir.
Phía Nga khẳng định việc triển khai các tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển đến khu vực quần đảo trên không ảnh hưởng đến xu thế hiện nay trong mối quan hệ song phương với Nhật Bản, cụ thể là kế hoạch chuẩn bị cho chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Putin dự kiến vào ngày 15-16/12, cũng như các cuộc tiếp xúc nhằm phát triển mối quan hệ song phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, và các cuộc đàm phán về ký hiệp ước hòa bình./.
Hãng thông tấn Kyodo đưa tin tại cuộc gặp, hai ngoại trưởng nhất trí tiếp tục đàm phán về việc ký kết một hiệp ước hòa bình giữa hai nước sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Phát biểu tại họp báo sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh: "Đưa lập trường của hai bên xích lại gần nhau không phải là việc dễ dàng, đây là vấn đề phức tạp."
Ông nhấn mạnh khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo hiện do Nga kiểm soát song Nhật Bản cũng nhận chủ quyền.
Ngoại trưởng Nga cho biết Bộ Ngoại giao hai nước sẽ tiếp tục thúc đẩy công việc này và sẽ báo cáo lên lãnh đạo hai nước.
Về phần mình, Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida cam kết nỗ lực "khắc phục những khác biệt về lập trường của hai nước và hướng tới ký kết hiệp ước hòa bình bằng một giải pháp hai bên đều chấp nhận được."
Ngoài ra, tại cuộc gặp, Moskva cũng lưu ý Tokyo về những đe dọa liên quan đến hệ thống phòng không của Mỹ đặt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trước đó, ngày 02-12, ông Kishida đã gặp Tổng thống Putin tại thành phố St. Petersburg.
Tại cuộc gặp, ông Kishida kêu gọi thúc đẩy giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong cuộc gặp cấp cao Nga-Nhật sắp tới.
Trong khi đó, Tổng thống Putin đánh giá tích cực về những diễn biến gần đây trong quan hệ song phương.
Tranh chấp chủ quyền đối với 4 hòn đảo hiện do Nga kiểm soát và gọi là Nam Kuril, trong khi Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc, đã ngăn cản hai nước ký hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Tuần trước, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối việc Nga triển khai hệ thống tên lửa chống hạm ở 2 đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Etorofu và Kunashiri trong khi Nga gọi là Iturup và Kunashir.
Phía Nga khẳng định việc triển khai các tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển đến khu vực quần đảo trên không ảnh hưởng đến xu thế hiện nay trong mối quan hệ song phương với Nhật Bản, cụ thể là kế hoạch chuẩn bị cho chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Putin dự kiến vào ngày 15-16/12, cũng như các cuộc tiếp xúc nhằm phát triển mối quan hệ song phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, và các cuộc đàm phán về ký hiệp ước hòa bình./.
Đại lễ tưởng niệm và tri ân các Anh hùng, liệt sỹ tại Côn Đảo  (03/12/2016)
Tạo môi trường bình đẳng và minh bạch cho doanh nghiệp nhỏ và vừa  (03/12/2016)
Quốc hội Việt Nam và Mexico tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác  (03/12/2016)
Việt Nam và Ecuador thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư  (03/12/2016)
Chủ tịch Quốc hội sẽ thăm và làm việc tại Ấn Độ và UAE  (03/12/2016)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên