Giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai
21:54, ngày 15-11-2016
TCCSĐT - Ngày 15-11-2016, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình “Giải pháp tài chính và bảo hiểm cho rủi ro thiên tai” do Ngân hàng Thế giới (WB) và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) hỗ trợ triển khai thực hiện, Bộ Tài chính tổ chức hội thảo “Giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai tại Việt Nam” nhằm chia sẻ các kết quả của mô hình rủi ro thiên tai cho Việt Nam, hiện trạng các nguồn tài chính cho rủi ro thiên tai tại Việt Nam và các giải pháp tài chính cho thiên tai trong thời gian tới.
Theo mô hình rủi ro thiên tai được trình bày tại Hội thảo, mỗi năm, Việt Nam có thể phải chịu tổn thất lên đến 30,2 nghìn tỷ VND (1,4 tỷ USD) do lũ, bão và động đất. Tài sản của dân cư và tài sản của khu vực công (công sở và hạ tầng công cộng) lần lượt chiếm 65% và 11% tổng thiệt hại. Trong vòng 50 năm tới, với xác suất 40%, Việt Nam có thể phải chịu thiệt hại hơn 141,2 nghìn tỷ VND (6,7 tỷ USD) do lũ, bão hoặc động đất. Các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ có tỷ lệ nghèo cao hơn cũng có xu hướng đối mặt với thiệt hại kinh tế nghiêm trọng hơn.
Lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam, mô hình rủi ro thiên tai giúp Chính phủ có sự đánh giá tốt hơn về khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của tổn thất do thiên tai. Mô hình này cũng có thể được sử dụng nhằm lập kế hoạch ứng phó với các tác động về tài chính của thiên tai trước khi chúng xảy ra. Mô hình hoàn chỉnh sẽ được chuyển giao vào tháng 12-2016.
Ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thiên tai và biến đổi khí hậu, dẫn tới tổn thất nghiêm trọng về kinh tế, chủ yếu lên người nghèo. Một cách tiếp cận mang tính chiến lược nhằm cải thiện khả năng chống chịu của đất nước trước những cú sốc như vậy sẽ giúp bảo đảm an toàn sinh kế của người dân và giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và những tiến bộ đạt được trong quá trình phát triển. Việc hỗ trợ xây dựng chiến lược này là một trong những ưu tiên của WB trong quá trình hợp tác với Chính phủ Việt Nam”.
Các đại biểu tham dự Hội thảo đã thảo luận về các công cụ bảo đảm tài chính cho rủi ro thiên tai hiện đang được Chính phủ sử dụng cũng như kinh nghiệm quốc tế liên quan tới các giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai. Chính phủ hiện sử dụng một số nguồn kinh phí để cung cấp tài chính cho công tác ứng phó và phục hồi sau thiên tai, bao gồm nguồn dự phòng ngân sách ở Trung ương và các địa phương, các khoản phân bổ ngân sách cụ thể, nguồn dự trữ nhà nước bằng vật chất, quỹ dự trữ tài chính, quỹ phòng, chống thiên tai, các công cụ chuyển giao rủi ro như bảo hiểm, và viện trợ của các nhà tài trợ.
Tuy nhiên, hiện tất cả các cấp còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách Trung ương để trang trải cho các chi phí khắc phục sau thiên tai. Quỹ phòng chống thiên tai được thành lập ở cấp tỉnh còn nhiều hạn chế, nên không thể vận hành một cách đầy đủ, trong khi các công cụ chuyển giao rủi ro mang tính đổi mới vẫn còn ở giai đoạn ban đầu. Vì vậy, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí: “Việc xây dựng, phát triển các hệ thống giải pháp tài chính mới về quản lý rủi ro và chuyển giao rủi ro thiên tai là rất cần thiết. Trong đó, giải pháp về bảo hiểm là một công cụ, giải pháp hữu hiệu, không chỉ giảm nhẹ gánh nặng về ngân sách nhà nước, chuyển giao rủi ro ra thị trường quốc tế mà còn góp phần tăng cường nhận thức về rủi ro thiên tai, xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai”.
Các đại biểu tham dự hội thảo cũng đã thảo luận một số phương án mà Chính phủ có thể lựa chọn nhằm tăng cường khả năng chống chịu về mặt tài chính, bao gồm:
- Xây dựng chiến lược bảo vệ tài chính hiệu quả về mặt kinh tế trên cơ sở kết hợp tối ưu giữa các công cụ tài chính, như ngân sách dự phòng, quỹ dự phòng thiên tai (trung hạn) ở Trung ương và địa phương, nguồn tín dụng dự phòng, các công cụ chuyển giao rủi ro (gồm cả bảo hiểm) để bảo đảm rằng các nguồn kinh phí rẻ hơn sẽ được sử dụng trước, còn các công cụ tốn kém nhất chỉ được sử dụng trong các hoàn cảnh đặc biệt. Điều này cũng giúp bảo đảm truyền dẫn vốn và kinh phí một cách kịp thời và hiệu quả cho các nhóm dân cư bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
- Tài chính cho thiên tai phải là một phần của chương trình tổng thể về quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu chung, bổ sung cho các hoạt động đầu tư nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.
- Rà soát các khung chính sách, pháp luật, thể chế và vận hành quỹ phòng chống thiên tai nhằm tăng cường khả năng chống chịu về tài chính của các địa phương.
- Ghi nhận khu vực tư nhân là đối tác thiết yếu. Khu vực tư nhân có thể đóng góp về vốn, chuyên môn kỹ thuật và các giải pháp tài chính sáng tạo để bảo vệ tốt hơn cho chính quyền và xã hội nhằm đối phó thiên tai.
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần một chiến lược bảo vệ tài chính nhằm bảo vệ người dân và ngân sách tốt hơn trước những chi phí do thiên tai gây ra. Thông qua việc kết hợp các công cụ tài chính khác nhau nhằm bảo đảm kinh phí cho công tác ứng phó và tái thiết, chiến lược bảo vệ tài chính có thể là một bộ phận trong chương trình tổng thể về quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu./.
Lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam, mô hình rủi ro thiên tai giúp Chính phủ có sự đánh giá tốt hơn về khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của tổn thất do thiên tai. Mô hình này cũng có thể được sử dụng nhằm lập kế hoạch ứng phó với các tác động về tài chính của thiên tai trước khi chúng xảy ra. Mô hình hoàn chỉnh sẽ được chuyển giao vào tháng 12-2016.
Ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thiên tai và biến đổi khí hậu, dẫn tới tổn thất nghiêm trọng về kinh tế, chủ yếu lên người nghèo. Một cách tiếp cận mang tính chiến lược nhằm cải thiện khả năng chống chịu của đất nước trước những cú sốc như vậy sẽ giúp bảo đảm an toàn sinh kế của người dân và giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và những tiến bộ đạt được trong quá trình phát triển. Việc hỗ trợ xây dựng chiến lược này là một trong những ưu tiên của WB trong quá trình hợp tác với Chính phủ Việt Nam”.
Các đại biểu tham dự Hội thảo đã thảo luận về các công cụ bảo đảm tài chính cho rủi ro thiên tai hiện đang được Chính phủ sử dụng cũng như kinh nghiệm quốc tế liên quan tới các giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai. Chính phủ hiện sử dụng một số nguồn kinh phí để cung cấp tài chính cho công tác ứng phó và phục hồi sau thiên tai, bao gồm nguồn dự phòng ngân sách ở Trung ương và các địa phương, các khoản phân bổ ngân sách cụ thể, nguồn dự trữ nhà nước bằng vật chất, quỹ dự trữ tài chính, quỹ phòng, chống thiên tai, các công cụ chuyển giao rủi ro như bảo hiểm, và viện trợ của các nhà tài trợ.
Tuy nhiên, hiện tất cả các cấp còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách Trung ương để trang trải cho các chi phí khắc phục sau thiên tai. Quỹ phòng chống thiên tai được thành lập ở cấp tỉnh còn nhiều hạn chế, nên không thể vận hành một cách đầy đủ, trong khi các công cụ chuyển giao rủi ro mang tính đổi mới vẫn còn ở giai đoạn ban đầu. Vì vậy, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí: “Việc xây dựng, phát triển các hệ thống giải pháp tài chính mới về quản lý rủi ro và chuyển giao rủi ro thiên tai là rất cần thiết. Trong đó, giải pháp về bảo hiểm là một công cụ, giải pháp hữu hiệu, không chỉ giảm nhẹ gánh nặng về ngân sách nhà nước, chuyển giao rủi ro ra thị trường quốc tế mà còn góp phần tăng cường nhận thức về rủi ro thiên tai, xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai”.
Các đại biểu tham dự hội thảo cũng đã thảo luận một số phương án mà Chính phủ có thể lựa chọn nhằm tăng cường khả năng chống chịu về mặt tài chính, bao gồm:
- Xây dựng chiến lược bảo vệ tài chính hiệu quả về mặt kinh tế trên cơ sở kết hợp tối ưu giữa các công cụ tài chính, như ngân sách dự phòng, quỹ dự phòng thiên tai (trung hạn) ở Trung ương và địa phương, nguồn tín dụng dự phòng, các công cụ chuyển giao rủi ro (gồm cả bảo hiểm) để bảo đảm rằng các nguồn kinh phí rẻ hơn sẽ được sử dụng trước, còn các công cụ tốn kém nhất chỉ được sử dụng trong các hoàn cảnh đặc biệt. Điều này cũng giúp bảo đảm truyền dẫn vốn và kinh phí một cách kịp thời và hiệu quả cho các nhóm dân cư bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
- Tài chính cho thiên tai phải là một phần của chương trình tổng thể về quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu chung, bổ sung cho các hoạt động đầu tư nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.
- Rà soát các khung chính sách, pháp luật, thể chế và vận hành quỹ phòng chống thiên tai nhằm tăng cường khả năng chống chịu về tài chính của các địa phương.
- Ghi nhận khu vực tư nhân là đối tác thiết yếu. Khu vực tư nhân có thể đóng góp về vốn, chuyên môn kỹ thuật và các giải pháp tài chính sáng tạo để bảo vệ tốt hơn cho chính quyền và xã hội nhằm đối phó thiên tai.
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần một chiến lược bảo vệ tài chính nhằm bảo vệ người dân và ngân sách tốt hơn trước những chi phí do thiên tai gây ra. Thông qua việc kết hợp các công cụ tài chính khác nhau nhằm bảo đảm kinh phí cho công tác ứng phó và tái thiết, chiến lược bảo vệ tài chính có thể là một bộ phận trong chương trình tổng thể về quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu./.
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 07 đến ngày 13-11-2016)  (15/11/2016)
Phó Chủ tịch nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Hà Nội  (15/11/2016)
Tất cả kiến nghị của cử tri đã được giải quyết đúng thời hạn  (15/11/2016)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nước và các giá trị kế thừa trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay  (15/11/2016)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 07-10 đến ngày 13-11-2016)  (14/11/2016)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên