Quý II/2009, nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 4/2009 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn các mức tăng của 3 tháng đầu năm.
Một số sản phẩm chủ yếu có sản lượng tăng cao gồm kính thủy tinh tăng 61,8%, khí hóa lỏng tăng 33%; xà phòng giặt tăng 26%; dầu thô khai thác tăng 21,9%; vải dệt từ sợi tổng hợp tăng 11,1%; phân hóa học tăng 10,6%.
Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy các chủ trương, chính sách đồng bộ và kịp thời của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời gian qua đã và đang phát huy tác dụng tích cực.
Bên cạnh đó, trong 4 tháng đầu năm 2009, sản lượng thuỷ sản khai thác của nước ta đạt 802,5 nghìn tấn, tăng 8,8%, mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, chủ yếu do khai thác biển tăng khá, đạt 741,7 nghìn tấn, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 360,4 nghìn tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2008
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 4/2009 ước tính đạt 4,5 tỷ USD, giảm 15,3% so với tháng trước và giảm 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên đang có dấu hiệu tích cực với nhiều mặt hàng chủ lực tăng hơn tháng trước như điện tử máy tính tăng 28 triệu USD, giày dép tăng 21 triệu USD, thuỷ sản tăng 17 triệu USD, hàng dệt may tăng 11 triệu USD do nhu cầu tiêu thụ những mặt hàng này ở các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn ổn định.
Với một phần kết quả tăng trưởng kinh tế - xã hội khả quan của tháng 4/2009, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước trong quý II đạt từ 3,5% – 3,8%, cao hơn quý I từ 0,4-0,7% (tốc độ tăng trưởng GDP quý I tăng 3,1%).
Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp sẽ khoảng 2,1%-2,5% trong quý II và 3,4-3,7% trong cả năm; công nghiệp 3,8%-4,1% trong quý II và 4,6%-5,1% cả năm; dịch vụ 4,0% - 4,2% trong quý II và 4,9% - 5,5% cả năm.
Về công tác chỉ đạo điều hành, Trung tâm này khuyến nghị, cần đề phòng những khả năng và tình huống xấu hơn để chủ động đối phó. Trong tháng 5 và quý II, phải có những chính sách mạnh mẽ hơn để chủ động đối phó với ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, chặn đà suy giảm kinh tế. Cụ thể, cần thường xuyên cập nhật thông tin, chuẩn xác các số liệu cập nhật để chỉ đạo sát sao, bám sát tình hình thực hiện các biện pháp đề ra.
Các gói kích cầu đảm bảo thực hiện đúng mục đích, thủ tục cho vay nhanh, có sự kiểm tra kiểm soát thường xuyên liên tục các dự án cho vay; đẩy mạnh giải ngân vốn xây dựng cơ bản, đặc biệt là vốn năm 2009 đồng thời xem xét ngay các điều kiện để ứng vốn năm 2010 khẩn trương đẩy mạnh việc nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới cùng với những biện pháp kích thích thị trường trong nước, chống hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại...
Các phương án cơ cấu lại nền kinh tế cần được khẩn trương nghiên cứu và triển khai dần, đặc biệt là đổi mới và hoàn thiện thể chế, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực. Rà soát lại và lành mạnh hóa hệ thống tài chính, ngân hàng và tiếp tục theo dõi diễn biến của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhất là các nước trong khu vực và các nước có nhiều quan hệ kinh tế với nước ta./.
Phong trào lao động giỏi, sáng tạo của công nhân, lao động Thủ đô  (01/05/2009)
Phong trào lao động giỏi, sáng tạo của công nhân, lao động Thủ đô  (01/05/2009)
Hội đàm thượng đỉnh Nhật - Trung  (01/05/2009)
Cúm A (H1N1) và an toàn thực phẩm  (01/05/2009)
Nhận định trái chiều về kinh tế toàn cầu  (01/05/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên