Điện Biên không được để tái diễn sự kiện “Mường Nhé” thứ 2
23:12, ngày 01-10-2016
Trong chương trình công tác tại Điện Biên, chiều 01-10-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các bộ, ngành trung ương đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên, một trong những địa phương khó khăn nhất khu vực Tây Bắc, với tỷ lệ hộ nghèo lên đến hơn 48%.
Với đặc thù đường biên giới dài hơn 400km tiếp giáp với hai quốc gia Lào và Trung Quốc, những năm qua, Điện Biên đã nỗ lực khắc phục khó khăn, trở ngại, từng bước vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Năm 2016, lần đầu tiên, ước thu ngân sách trên địa bàn tỉnh cán mốc 1.000 tỷ đồng, đây là niềm vui lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trên mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử này.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên (GRDP) chín tháng năm 2016 ước đạt 6.650 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực nông-lâm nghiệp-thủy sản tăng 2,28%; khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 6,26%; khu vực dịch vụ tăng 9,96%.
Cơ cấu kinh tế 9 tháng đầu năm của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24,29%, giảm 1,42%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 29,11%, tăng 0,01%; khu vực dịch vụ chiếm 46,60%, tăng 1,41% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng thu ngân sách địa phương chín tháng đầu năm là 4.995 tỷ 522 triệu đồng, đạt 74,55% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao.
Tại buổi làm việc, đại diện các bộ, ngành cho rằng thách thức lớn nhất mà Điện Biên cần đặc biệt lưu ý là nguy cơ mất ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội do đặc thù tiềm ẩn nhiều phức tạp trên địa bàn.
Với một số lượng đông đảo đồng bào các dân tộc cùng sinh sống (19 dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái và Mông), Điện Biên sở hữu nhiều điều kiện phát triển du lịch gắn với truyền thống văn hóa đặc sắc, lịch sử hào hùng của địa danh Điện Biên Phủ lịch sử.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ yếu tố mang tính quyết định đối với phát triển của Điện Biên chính là chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ.
Vui mừng chứng kiến những tiến bộ của địa phương, nhất là sự kiện lọt vào danh sách các tỉnh, thành phố thu ngân sách 1.000 tỷ đồng, Thủ tướng cho rằng những thành tựu này có được nhờ sự nỗ lực cố gắng của cấp ủy, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên. Cơ cấu kinh tế bước đầu có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm dần ở mức 4%/năm, đây là sự cố gắng rất lớn trong điều kiện khó khăn của Điện Biên, Thủ tướng đánh giá.
Nhắc đến một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh, Thủ tướng yêu cầu cấp ủy, chính quyền Điện Biên phải kiên quyết đảm bảo tốt tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để tái diễn sự kiện “Mường Nhé” lần thứ 2.
Chỉ rõ một trong những tiềm năng, thế mạnh lớn của Điện Biên chính là ở nguồn tài nguyên đất và rừng, Thủ tướng gợi ý cần nâng cao năng lực, mở rộng trao quyền cho người dân trong quản lý, phát triển rừng.
Tỉnh cần đẩy mạnh khuyến nông, khuyến lâm, đặc biệt chú trọng nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, nhất là thông qua giáo dục, đào tạo. Thủ tướng mong muốn Điện Biên mở rộng, nâng cấp hệ thống trường lớp, cơ sở đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho con em đồng bào được học tập, rèn luyện để tiếp thu tri thức, coi đây là biện pháp quan trọng để vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thủ tướng gợi mở Điện Biên hoàn thiện quy hoạch phân vùng chức năng cụ thể trong cơ cấu phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, nhất là những ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao; song song với đó là khai thác tốt lợi thế rừng, khí hậu thuận lợi cho đẩy mạnh trồng trọt, chăn nuôi.
Điện Biên cần có những giải pháp đột phá trong phát triển du lịch vì hội tụ nhiều tiềm năng du lịch trong các lĩnh vực sinh thái, văn hóa, biên giới và lịch sử. Thủ tướng cũng lưu ý tỉnh cần quan tâm đầu tư, làm tốt hơn nữa công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch trên nền tảng kho tàng, truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng chỉ đạo Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu, làm tốt công tác xúc tiến thị trường gắn liền với nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn Điện Biên tiếp tục gìn giữ và phát huy quan hệ hòa bình, hữu nghị với các quốc gia láng giềng; tập thể cán bộ cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị trong tỉnh phải luôn ý thức cao về một tinh thần phục vụ doanh nghiệp và nhân dân; có khát vọng mạnh mẽ phát triển địa phương toàn diện hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới./.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên (GRDP) chín tháng năm 2016 ước đạt 6.650 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực nông-lâm nghiệp-thủy sản tăng 2,28%; khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 6,26%; khu vực dịch vụ tăng 9,96%.
Cơ cấu kinh tế 9 tháng đầu năm của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24,29%, giảm 1,42%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 29,11%, tăng 0,01%; khu vực dịch vụ chiếm 46,60%, tăng 1,41% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng thu ngân sách địa phương chín tháng đầu năm là 4.995 tỷ 522 triệu đồng, đạt 74,55% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao.
Tại buổi làm việc, đại diện các bộ, ngành cho rằng thách thức lớn nhất mà Điện Biên cần đặc biệt lưu ý là nguy cơ mất ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội do đặc thù tiềm ẩn nhiều phức tạp trên địa bàn.
Với một số lượng đông đảo đồng bào các dân tộc cùng sinh sống (19 dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái và Mông), Điện Biên sở hữu nhiều điều kiện phát triển du lịch gắn với truyền thống văn hóa đặc sắc, lịch sử hào hùng của địa danh Điện Biên Phủ lịch sử.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ yếu tố mang tính quyết định đối với phát triển của Điện Biên chính là chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ.
Vui mừng chứng kiến những tiến bộ của địa phương, nhất là sự kiện lọt vào danh sách các tỉnh, thành phố thu ngân sách 1.000 tỷ đồng, Thủ tướng cho rằng những thành tựu này có được nhờ sự nỗ lực cố gắng của cấp ủy, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên. Cơ cấu kinh tế bước đầu có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm dần ở mức 4%/năm, đây là sự cố gắng rất lớn trong điều kiện khó khăn của Điện Biên, Thủ tướng đánh giá.
Nhắc đến một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh, Thủ tướng yêu cầu cấp ủy, chính quyền Điện Biên phải kiên quyết đảm bảo tốt tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để tái diễn sự kiện “Mường Nhé” lần thứ 2.
Chỉ rõ một trong những tiềm năng, thế mạnh lớn của Điện Biên chính là ở nguồn tài nguyên đất và rừng, Thủ tướng gợi ý cần nâng cao năng lực, mở rộng trao quyền cho người dân trong quản lý, phát triển rừng.
Tỉnh cần đẩy mạnh khuyến nông, khuyến lâm, đặc biệt chú trọng nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, nhất là thông qua giáo dục, đào tạo. Thủ tướng mong muốn Điện Biên mở rộng, nâng cấp hệ thống trường lớp, cơ sở đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho con em đồng bào được học tập, rèn luyện để tiếp thu tri thức, coi đây là biện pháp quan trọng để vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thủ tướng gợi mở Điện Biên hoàn thiện quy hoạch phân vùng chức năng cụ thể trong cơ cấu phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, nhất là những ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao; song song với đó là khai thác tốt lợi thế rừng, khí hậu thuận lợi cho đẩy mạnh trồng trọt, chăn nuôi.
Điện Biên cần có những giải pháp đột phá trong phát triển du lịch vì hội tụ nhiều tiềm năng du lịch trong các lĩnh vực sinh thái, văn hóa, biên giới và lịch sử. Thủ tướng cũng lưu ý tỉnh cần quan tâm đầu tư, làm tốt hơn nữa công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch trên nền tảng kho tàng, truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng chỉ đạo Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu, làm tốt công tác xúc tiến thị trường gắn liền với nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn Điện Biên tiếp tục gìn giữ và phát huy quan hệ hòa bình, hữu nghị với các quốc gia láng giềng; tập thể cán bộ cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị trong tỉnh phải luôn ý thức cao về một tinh thần phục vụ doanh nghiệp và nhân dân; có khát vọng mạnh mẽ phát triển địa phương toàn diện hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới./.
Đại biểu Quốc hội sẽ tăng giám sát môi trường các nhà máy điện  (01/10/2016)
Lào Cai long trọng đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất  (01/10/2016)
Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm nước ngoài đầu tiên  (01/10/2016)
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt cộng đồng người Việt tại Myanmar  (01/10/2016)
Đẩy mạnh mô hình hợp tác liên vùng giữa Việt Nam và Italy  (01/10/2016)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay