Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự kỷ niệm 140 năm ngày sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng
17:18, ngày 01-10-2016
Sáng 01-10-2016, tại tỉnh Quảng Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Quảng Nam tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 140 năm ngày sinh quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng (01-10-1876 - 01-10-2016).
Dự Lễ kỷ niệm có Chủ tịch nước Trần Đại Quang; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, Quân khu 5; đại diện lãnh đạo một số tỉnh/thành; đại diện gia tộc cụ Huỳnh Thúc Kháng; đại biểu lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, nhân sỹ, trí thức.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh gửi lẵng hoa chúc mừng.
Trước buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tỉnh Quảng Nam, Quân khu 5 và một số tỉnh/thành đã đến dâng hương tại Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ xúc động tưởng nhớ quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng - vị lãnh đạo Nhà nước mẫu mực, một chí sỹ yêu nước, thương dân, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc, người con ưu tú của quê hương Quảng Nam, người đã có công lao, đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chủ tịch nước nhấn mạnh quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng là tấm gương sáng về lòng yêu nước, ý chí đấu tranh vì độc lập, tự do cho dân tộc; suốt đời vì nước, vì dân, hết lòng phụng sự Tổ quốc.
Nhân cách cao đẹp cùng tài năng, đức độ của cụ Huỳnh Thúc Kháng mãi mãi là tấm gương sáng để các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau học tập, noi theo. Cụ Huỳnh Thúc Kháng (hiệu Mính Viên, tự Giới Sanh), sinh ngày 01 tháng 10 năm Bính Tý (1876) tại làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Hà Đông (nay là xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).
Năm 1900, Cụ đỗ Giải nguyên kỳ thi Hương và đến năm 1904 đỗ tiến sỹ. Kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc Việt Nam và quê hương Quảng Nam, cụ Huỳnh Thúc Kháng không ra làm quan mà dấn thân vào các hoạt động yêu nước diễn ra sôi nổi những năm đầu thế kỷ XX. Năm 1904, cụ cùng các sỹ phu yêu nước nổi tiếng đương thời như Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Lương Văn Can… khởi xướng phong trào Duy Tân, tích cực vận động, tuyên truyền trong nhân dân tinh thần yêu nước, đấu tranh đòi chính quyền thực dân thực hiện cải cách với tinh thần “khai thông dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người dân…
Năm 1908, cụ bị thực dân Pháp bắt đày đi Côn Đảo. Sau khi được thả tự do, cụ tiếp tục các hoạt động yêu nước. Năm 1928, cụ lập ra công ty Huỳnh Thúc Kháng, đồng thời làm chủ nhiệm kiêm chủ bút Tiếng Dân... Cách mạng tháng Tám thành công, cụ Huỳnh Thúc Kháng được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời tham gia Chính phủ lâm thời với cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đầu năm 1946, cụ làm Chủ tịch hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam.
Tháng 5-1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Pháp, cụ được giao chức vụ quyền Chủ tịch nước. Với trọng trách được giao, cụ góp phần tích cực xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, vừa đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực phản động.
Cuối năm 1946, cụ được cử làm Đặc phái viên của Chính phủ vào Ủy ban Kháng chiến-Hành chính Nam Trung Bộ. Ngày 21-4-1947, cụ lâm bệnh nặng và mất tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Cuộc đời cụ Huỳnh Thúc Kháng là một tấm gương tiêu biểu của một bậc đại trí thức yêu nước nhiệt thành, luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, vì dân vì nước đến hơi thở cuối cùng…
Lễ kỷ niệm 140 năm Ngày sinh quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng bắt đầu với chương trình nghệ thuật mang tên “Tinh anh sao vỹ,” khắc họa lại cuộc đời hoạt động cách mạng, những công lao, đóng góp to lớn của quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng đối với đất nước, dân tộc; ca ngợi mảnh đất, con người, cuộc sống lao động, sản xuất, những thành tựu phát triển của tỉnh Quảng Nam.
Trong không khí trang nghiêm và trọng thể của Lễ kỷ niệm, thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đọc diễn văn ôn lại cuộc đời, nhân cách, tấm gương đạo đức và những công lao đóng góp to lớn của quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng; đồng thời bày tỏ tưởng nhớ và tri ân của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với nhà trí thức yêu nước nhiệt thành, người được nhân dân hay gọi bằng tên thân thương nhưng đầy kính trọng “Cụ Huỳnh.”
Chủ tịch nước nêu rõ: “Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã suốt một đời vì nước, vì dân, hết lòng phụng sự Tổ quốc, 71 năm tuổi đời, hơn 40 năm hoạt động yêu nước và cách mạng, cụ trước sau luôn thể hiện nhân cách của một chí sĩ suốt đời phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập. Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã có nhiều công lao, đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Cụ là chí sỹ yêu nước tiêu biểu, góp phần quan trọng tạo nên gắn kết các phong trào và khuynh hướng yêu nước ở nước ta đầu thế kỷ XX với sự nghiệp cách mạng do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức và lãnh đạo.
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, với lòng yêu nước thiết tha, bản lĩnh kiên cường và nhân cách cao đẹp, cả đời nung nấu ý chí cứu dân, cứu nước, Cụ Huỳnh đã đến với cách mạng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trở thành người bạn tri kỷ, chân thành của Bác. Từ một chí sỹ Nho học đầu thế kỷ XX và một yếu nhân trong phong trào Duy Tân, cụ đã trở thành một người lãnh đạo Nhà nước cách mạng Việt Nam và đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu lãnh đạo.”
Tri ân công lao to lớn của quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, Cụ Huỳnh đã góp phần xây dựng khối đoàn kết tất cả lực lượng và đồng bào yêu nước, dựa chắc vào dân để đối phó với thù trong, giặc ngoài. Cụ Huỳnh có những đóng góp to lớn, có ý nghĩa sâu sắc, để lại những dấu ấn đậm nét trên các lĩnh vực văn học, sử học. Cụ Huỳnh là một nhà báo, nhà sử học, nhà văn, nhà thơ yêu nước, nhà dịch thuật tài năng với ngòi bút sắc bén “phò chính, trừ tà.”
Đặc biệt, là một nhà sử học uyên bác, cụ đã để lại cho hậu thế nhiều công trình có giá trị, nhiều nguồn tư liệu quý về lịch sử nước nhà; đưa ra nhiều chứng cứ lịch sử để khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và nhấn mạnh “không nước nào có tài liệu chứng cứ đầy đủ hơn nước ta.” Đến nay, những trăn trở, suy tư của Cụ Huỳnh về đất nước, về chủ quyền biển, đảo vẫn còn nguyên giá trị, qua đó ta càng thấm thìa hơn đạo đức, nhân cách và trách nhiệm của cụ đối với dân tộc và đất nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng là một trí thức không màng danh lợi, không cầu vinh hoa, phú quý, quyết dấn thân vào cuộc đấu tranh cho độc lập của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân, bất chấp tù đày gian khổ.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã khẳng định: “Toàn dân đoàn kết, đại đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Cụ Hồ thì con thuyền cách mạng Việt Nam ta nhất định đến bến vinh quang, nước ta sẽ hoàn toàn độc lập, tự do.”
Trước khi qua đời, Cụ Huỳnh còn gửi đến các nhân sỹ, trí thức và các tầng lớp nhân dân lời hiệu triệu đoàn kết xung quanh Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị anh hùng xuất chúng, vị anh hùng dân tộc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao về trí tuệ và nhân cách của Cụ: “Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà trước đây cụ đã bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường, gian nan cực khổ nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ Huỳnh, chẳng những không sờn lại thêm kiên quyết. Cụ Huỳnh là người mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời Cụ Huỳnh không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan. Cả đời cụ chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập.”
Chủ tịch nước Trần Đại Quang kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của cụ Huỳnh Thúc Kháng và các bậc tiền bối cách mạng, nỗ lực phấn đấu, nắm bắt thời cơ, tranh thủ vận hội, vượt lên mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, mở ra thời kỳ phát triển mới, vẻ vang, tốt đẹp của đất nước, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đi cùng với đó là phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang kêu gọi, noi gương quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng, mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, luôn đặt lợi ích của dân tộc và Tổ quốc lên trên hết, trước hết; thấm nhuần sâu sắc bài học lớn của công cuộc đổi mới mà Đảng đã đúc kết từ chiều sâu lịch sử-bài học “dân làm gốc,” kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái, “lợi ích nhóm,” nói không đi đôi với làm, vô trách nhiệm và đùn đẩy trách nhiệm./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh gửi lẵng hoa chúc mừng.
Trước buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tỉnh Quảng Nam, Quân khu 5 và một số tỉnh/thành đã đến dâng hương tại Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ xúc động tưởng nhớ quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng - vị lãnh đạo Nhà nước mẫu mực, một chí sỹ yêu nước, thương dân, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc, người con ưu tú của quê hương Quảng Nam, người đã có công lao, đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chủ tịch nước nhấn mạnh quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng là tấm gương sáng về lòng yêu nước, ý chí đấu tranh vì độc lập, tự do cho dân tộc; suốt đời vì nước, vì dân, hết lòng phụng sự Tổ quốc.
Nhân cách cao đẹp cùng tài năng, đức độ của cụ Huỳnh Thúc Kháng mãi mãi là tấm gương sáng để các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau học tập, noi theo. Cụ Huỳnh Thúc Kháng (hiệu Mính Viên, tự Giới Sanh), sinh ngày 01 tháng 10 năm Bính Tý (1876) tại làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Hà Đông (nay là xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).
Năm 1900, Cụ đỗ Giải nguyên kỳ thi Hương và đến năm 1904 đỗ tiến sỹ. Kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc Việt Nam và quê hương Quảng Nam, cụ Huỳnh Thúc Kháng không ra làm quan mà dấn thân vào các hoạt động yêu nước diễn ra sôi nổi những năm đầu thế kỷ XX. Năm 1904, cụ cùng các sỹ phu yêu nước nổi tiếng đương thời như Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Lương Văn Can… khởi xướng phong trào Duy Tân, tích cực vận động, tuyên truyền trong nhân dân tinh thần yêu nước, đấu tranh đòi chính quyền thực dân thực hiện cải cách với tinh thần “khai thông dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người dân…
Năm 1908, cụ bị thực dân Pháp bắt đày đi Côn Đảo. Sau khi được thả tự do, cụ tiếp tục các hoạt động yêu nước. Năm 1928, cụ lập ra công ty Huỳnh Thúc Kháng, đồng thời làm chủ nhiệm kiêm chủ bút Tiếng Dân... Cách mạng tháng Tám thành công, cụ Huỳnh Thúc Kháng được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời tham gia Chính phủ lâm thời với cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đầu năm 1946, cụ làm Chủ tịch hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam.
Tháng 5-1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Pháp, cụ được giao chức vụ quyền Chủ tịch nước. Với trọng trách được giao, cụ góp phần tích cực xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, vừa đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực phản động.
Cuối năm 1946, cụ được cử làm Đặc phái viên của Chính phủ vào Ủy ban Kháng chiến-Hành chính Nam Trung Bộ. Ngày 21-4-1947, cụ lâm bệnh nặng và mất tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Cuộc đời cụ Huỳnh Thúc Kháng là một tấm gương tiêu biểu của một bậc đại trí thức yêu nước nhiệt thành, luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, vì dân vì nước đến hơi thở cuối cùng…
Lễ kỷ niệm 140 năm Ngày sinh quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng bắt đầu với chương trình nghệ thuật mang tên “Tinh anh sao vỹ,” khắc họa lại cuộc đời hoạt động cách mạng, những công lao, đóng góp to lớn của quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng đối với đất nước, dân tộc; ca ngợi mảnh đất, con người, cuộc sống lao động, sản xuất, những thành tựu phát triển của tỉnh Quảng Nam.
Trong không khí trang nghiêm và trọng thể của Lễ kỷ niệm, thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đọc diễn văn ôn lại cuộc đời, nhân cách, tấm gương đạo đức và những công lao đóng góp to lớn của quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng; đồng thời bày tỏ tưởng nhớ và tri ân của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với nhà trí thức yêu nước nhiệt thành, người được nhân dân hay gọi bằng tên thân thương nhưng đầy kính trọng “Cụ Huỳnh.”
Chủ tịch nước nêu rõ: “Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã suốt một đời vì nước, vì dân, hết lòng phụng sự Tổ quốc, 71 năm tuổi đời, hơn 40 năm hoạt động yêu nước và cách mạng, cụ trước sau luôn thể hiện nhân cách của một chí sĩ suốt đời phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập. Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã có nhiều công lao, đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Cụ là chí sỹ yêu nước tiêu biểu, góp phần quan trọng tạo nên gắn kết các phong trào và khuynh hướng yêu nước ở nước ta đầu thế kỷ XX với sự nghiệp cách mạng do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức và lãnh đạo.
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, với lòng yêu nước thiết tha, bản lĩnh kiên cường và nhân cách cao đẹp, cả đời nung nấu ý chí cứu dân, cứu nước, Cụ Huỳnh đã đến với cách mạng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trở thành người bạn tri kỷ, chân thành của Bác. Từ một chí sỹ Nho học đầu thế kỷ XX và một yếu nhân trong phong trào Duy Tân, cụ đã trở thành một người lãnh đạo Nhà nước cách mạng Việt Nam và đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu lãnh đạo.”
Tri ân công lao to lớn của quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, Cụ Huỳnh đã góp phần xây dựng khối đoàn kết tất cả lực lượng và đồng bào yêu nước, dựa chắc vào dân để đối phó với thù trong, giặc ngoài. Cụ Huỳnh có những đóng góp to lớn, có ý nghĩa sâu sắc, để lại những dấu ấn đậm nét trên các lĩnh vực văn học, sử học. Cụ Huỳnh là một nhà báo, nhà sử học, nhà văn, nhà thơ yêu nước, nhà dịch thuật tài năng với ngòi bút sắc bén “phò chính, trừ tà.”
Đặc biệt, là một nhà sử học uyên bác, cụ đã để lại cho hậu thế nhiều công trình có giá trị, nhiều nguồn tư liệu quý về lịch sử nước nhà; đưa ra nhiều chứng cứ lịch sử để khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và nhấn mạnh “không nước nào có tài liệu chứng cứ đầy đủ hơn nước ta.” Đến nay, những trăn trở, suy tư của Cụ Huỳnh về đất nước, về chủ quyền biển, đảo vẫn còn nguyên giá trị, qua đó ta càng thấm thìa hơn đạo đức, nhân cách và trách nhiệm của cụ đối với dân tộc và đất nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng là một trí thức không màng danh lợi, không cầu vinh hoa, phú quý, quyết dấn thân vào cuộc đấu tranh cho độc lập của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân, bất chấp tù đày gian khổ.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã khẳng định: “Toàn dân đoàn kết, đại đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Cụ Hồ thì con thuyền cách mạng Việt Nam ta nhất định đến bến vinh quang, nước ta sẽ hoàn toàn độc lập, tự do.”
Trước khi qua đời, Cụ Huỳnh còn gửi đến các nhân sỹ, trí thức và các tầng lớp nhân dân lời hiệu triệu đoàn kết xung quanh Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị anh hùng xuất chúng, vị anh hùng dân tộc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao về trí tuệ và nhân cách của Cụ: “Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà trước đây cụ đã bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường, gian nan cực khổ nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ Huỳnh, chẳng những không sờn lại thêm kiên quyết. Cụ Huỳnh là người mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời Cụ Huỳnh không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan. Cả đời cụ chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập.”
Chủ tịch nước Trần Đại Quang kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của cụ Huỳnh Thúc Kháng và các bậc tiền bối cách mạng, nỗ lực phấn đấu, nắm bắt thời cơ, tranh thủ vận hội, vượt lên mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, mở ra thời kỳ phát triển mới, vẻ vang, tốt đẹp của đất nước, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đi cùng với đó là phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang kêu gọi, noi gương quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng, mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, luôn đặt lợi ích của dân tộc và Tổ quốc lên trên hết, trước hết; thấm nhuần sâu sắc bài học lớn của công cuộc đổi mới mà Đảng đã đúc kết từ chiều sâu lịch sử-bài học “dân làm gốc,” kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái, “lợi ích nhóm,” nói không đi đôi với làm, vô trách nhiệm và đùn đẩy trách nhiệm./.
Đưa sáu vụ đại án tham nhũng ra xét xử trong những tháng cuối năm 2016  (01/10/2016)
Bầu cử Mỹ: Bà Hillary Clinton tiếp tục dẫn điểm ông Donald Trump  (01/10/2016)
Thủ tướng tìm hiểu đời sống bà con vùng tái định cư thủy điện Sơn La  (01/10/2016)
Phiên họp thứ tư của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc ngày 03-10  (01/10/2016)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay