Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
TCCSĐT - Sáng 09-9-2016, tại Hà Nội, Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia - Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh tổ chức Hội thảo: “Quảng bá thương hiệu Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh”.
Đây là một trong những hoạt động nằm trong Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Chương trình nhằm xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng cao, nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập; tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam; xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị “Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong”. Tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài. Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức kinh tế và doanh nghiệp triển khai Chương trình này.
Vương quốc Anh hiện là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới và là nền kinh tế đứng thứ năm thế giới, thứ hai châu Âu. Cùng đó, Anh còn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối Liên minh châu Âu (EU). Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã có những tăng trưởng không ngừng trong các năm qua.
Mặc dù Anh được xem là nước có nền kinh tế mở, ủng hộ thương mại tự do toàn cầu, nhưng hàng xuất khẩu vào thị trường Anh lại chịu sự kiểm soát khá gắt gao về các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm... mà những “rào cản” này thường được áp dụng theo tiêu chí mới nhất của châu Âu và thông thường đó cũng là những tiêu chuẩn cao nhất đang được quốc tế áp dụng. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Anh phải bảo đảm ít nhất ba vấn đề sau: tiêu chuẩn hóa, sức khỏe và môi trường. Điều này đồng nghĩa với việc phải xây dựng được một thương hiệu uy tín và chất lượng…
Hội thảo cung cấp nhiều thông tin liên quan tới Chương trình Thương hiệu quốc gia; các kiến thức bổ ích về thương hiệu và thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Vương quốc Anh; hướng dẫn các doanh nghiệp cách thức đưa thương hiệu thâm nhập vào thị trường này; xây dựng và quảng bá thương hiệu; giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường thông qua Thương hiệu quốc gia./.
Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu nào thực sự có tiếng vang trên thị trường quốc tế, do chất lượng sản phẩm còn hạn chế, mẫu mã hàng hóa còn mờ nhạt nên ít người biết đến. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, vị thế chính trị và kinh tế ngày một nâng cao thì việc xây dựng hình ảnh thương hiệu lớn mạnh, uy tín là mục tiêu quan trọng của Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Xây dựng lực lượng chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang, tạo sức mạnh to lớn thực hiện thành công Cách mạng Tháng Tám năm 1945  (09/09/2016)
Sản xuất, buôn bán hàng giả và những vấn đề đặt ra đối với lực lượng cảnh sát kinh tế  (09/09/2016)
Sản xuất, buôn bán hàng giả và những vấn đề đặt ra đối với lực lượng cảnh sát kinh tế  (09/09/2016)
Đưa Tầm nhìn thành hiện thực vì một Cộng đồng ASEAN năng động  (09/09/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay