Thông báo Phiên họp thứ 50 của Ủy ban Thường vụ quốc hội Khóa XIII
Trong hai ngày 11 và 12-7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã họp phiên thứ 50 tại Hà Nội dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và điều hành của các Phó Chủ tịch Quốc hội.
Tham dự phiên họp có đại diện Thường trực Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan.
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV.
Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, một số cơ quan hữu quan và tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cơ bản nhất trí dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp trình Quốc hội.
Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị về mọi mặt cho kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV đã cơ bản được hoàn tất. Các nội dung trình tại kỳ họp đều đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến và đủ điều kiện trình Quốc hội. Công tác thông tin, hậu cần, kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm khác đã cơ bản hoàn thành, phục vụ tốt kỳ họp.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động khó lường, đặc biệt là những khó khăn trong nước do thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng gây ra... đã tác động rất lớn đến nền kinh tế nước ta.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, tình hình kinh tế - xã hội nước ta có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả tích cực.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức hợp lý; lãi suất, tỷ giá tương đối ổn định. Số doanh nghiệp đăng ký mới, doanh nghiệp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động trở lại hoạt động tăng cao hơn cùng kỳ.
Các lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội đạt nhiều kết quả. Cơ sở vật chất và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có bước cải thiện, ngành y tế tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Các ngành, các cấp tăng cường kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, bước đầu có chuyển biến. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm xuất hiện những diễn biến mới, phức tạp đã đặt ra không ít khó khăn, thách thức với nền kinh tế nước ta, đòi hỏi việc chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ trong 6 tháng cuối năm cần phải quyết liệt, hiệu quả, linh hoạt, kịp thời hơn để đạt được các chỉ tiêu đã đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội.
Trên cơ sở các ý kiến tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Ủy ban kinh tế và Ủy ban tài chính - Ngân sách của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo để kịp trình Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ nhất.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2017 và dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2017.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với các tờ trình, dự thảo Nghị quyết về các nội dung nêu trên; đồng thời đề nghị Ủy ban pháp luật của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh các tờ trình, dự thảo Nghị quyết để sớm trình Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ nhất.
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính và phân cấp quản lý đối với Thành phố Đà Nẵng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV do Chính phủ trình. Đồng thời, cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Nghị định của Chính phủ quy định về một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách đối với Đà Nẵng nhằm tăng cường nguồn lực đầu tư cho Thành phố.
Tuy nhiên, Chính phủ cần cân đối, tính toán cơ chế đặc thù đối với Đà Nẵng bảo đảm tính hài hòa, phù hợp, công bằng và thống nhất với các địa phương trong cả nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, chỉnh lý và hoàn thiện văn bản thông báo ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này để gửi Chính phủ.
5. Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số nội dung quan trọng khác./.
Nâng cao chất lượng giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer trong thời kỳ hội nhập và phát triển  (13/07/2016)
Đồng bằng sông Cửu Long - Chủ động hội nhập và phát triển bền vững  (13/07/2016)
Toàn văn thông cáo báo chí về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc  (13/07/2016)
Nâng cao vai trò, chất lượng của cấp ủy cơ sở ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam  (13/07/2016)
Nâng cao vai trò, chất lượng của cấp ủy cơ sở ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam  (13/07/2016)
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ru-ma-ni  (13/07/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên