Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ru-ma-ni
TCCSĐT - Chiều 12-7-2016, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại Ru-ma-ni và Đại sứ quán Ru-ma-ni tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ru-ma-ni (Rumani). Thủ tướng Ru-ma-ni Đa-chi-an Chô-lốt-xơ (Dacian Ciolos) và Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Trịnh Đình Dũng đã tham dự và phát biểu tại Diễn đàn.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, Việt Nam và Ru-ma-ni có quan hệ hợp tác truyền thống lâu đời. Ru-ma-ni có nhiều ủng hộ và đóng góp thiết thực về vật chất và tinh thần cho Việt Nam, đặc biệt, đã đào tạo giúp cho Việt Nam hàng nghìn kỹ sư, tiến sĩ và công nhân kỹ thuật trong các lĩnh vực dầu khí, xây dựng, cơ khí chế tạo, điện, nông nghiệp... Nhiều công trình được hợp tác hỗ trợ, như Nhà máy xi-măng Hải Phòng, mỏ than Anthracite Khe Chàm,… Nhiều sản phẩm của Ru-ma-ni khá quen thuộc nhập khẩu vào Việt Nam, như đầu máy diezel, toa xe trong ngành đường sắt, xe tải nặng Roman, sản phẩm hóa dược, thép chế tạo và máy công cụ,… Năm 2015, tổng kim ngạch trao đổi thương mại Việt Nam - Ru-ma-ni đạt 170 triệu USD; trong đó Việt Nam xuất khẩu khoảng 102 triệu USD.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, kết quả này vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của hai nước. Vì vậy, thời gian tới, Chính phủ hai nước tập trung đẩy mạnh quan hệ ở các lĩnh vực có nhiều triển vọng và hiệu quả; đồng thời tăng cường trao đổi giữa hai bên trong khuôn khổ các diễn đàn đa phương, các đoàn đại biểu cấp cao cũng như giữa cộng đồng doanh nghiệp và các bộ, ngành để tìm ra những hướng đi mới trong phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, hiện Việt Nam đang thực hiện một loạt cải cách, tạo điều kiện thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư và mong muốn Ru-ma-ni hợp tác với Việt Nam trong hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị phòng thương mại hai nước phát huy tính chủ động, sáng tạo, làm tốt nhiệm vụ xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp Việt Nam và Ru-ma-ni kết nối kinh doanh, đầu tư thành công.
Tại Diễn đàn, Thủ tướng Đa-chi-an Chô-lốt-xơ cho biết, Ru-ma-ni có lực lượng lao động lành nghề, chính sách tài chính cạnh tranh. Việt Nam và Ru-ma-ni là đối tác lâu năm, có truyền thống hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện, Ru-ma-ni có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực: dầu khí, hóa dầu, chế biến nông sản... Do đó, Ru-ma-ni sẵn sàng chuyển giao công nghệ cũng như hợp tác, đầu tư vào Việt Nam.
Thủ tướng Đa-chi-an Chô-lốt-xơ nhấn mạnh: Mục tiêu của Ru-ma-ni trong những năm tới là tăng kim ngạch thương mại với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Các doanh nghiệp của Ru-ma-ni nói chung và 20 doanh nghiệp tới tham dự Diễn đàn lần này nói riêng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, như dược phẩm, khí đốt, nước khoáng, dầu khí, năng lượng và đường sắt.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, doanh nghiệp hai nước đã gặp gỡ trực tiếp, trao đổi, thảo luận, cập nhật những thông tin mới nhất về các chính sách ưu đãi đầu tư, cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực tiềm năng và xây dựng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp./.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện Ru-ma-ni là thị trường lớn nhất tại khu vực Nam Âu, là cửa ngõ đi vào các nước Liên minh châu Âu (EU) với hơn 500 triệu người tiêu dùng. Hiện, cộng đồng người Việt tại Ru-ma-ni có khoảng 600 người, chủ yếu kinh doanh hàng may mặc tại Trung tâm thương mại Dragon ở Thủ đô Bu-ca-rét. |
VietinBank: Các trụ cột kinh doanh đều tăng trưởng mạnh  (13/07/2016)
VietinBank: Các trụ cột kinh doanh đều tăng trưởng mạnh  (13/07/2016)
Đọc và học  (13/07/2016)
Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu nạn nhân chất độc da cam  (12/07/2016)
Toàn văn Tuyên bố chung của hai Thủ tướng Việt Nam và Romania  (12/07/2016)
Đồng chí Vương Đình Huệ giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ  (12/07/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên