Hợp tác và hành động mạnh mẽ nhằm xóa bỏ bạo lực đối với trẻ em
Trong 3 ngày thăm và làm việc tại Việt Nam, bà Marta Santos Pais đã dự và có bài diễn văn khai mạc Diễn đàn Trẻ em ASEAN lần thứ tư tại Hà Nội; thảo luận với lãnh đạo cao cấp của Chính phủ, các tổ chức xã hội và các bên liên quan về vấn đề bạo lực trẻ em ở Việt Nam; thăm Trung tâm công tác xã hội tại thành phố Đà Nẵng do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc hỗ trợ; thảo luận với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và các tổ chức xã hội của địa phương về các chính sách, hệ thống phúc lợi xã hội và công tác bảo vệ trẻ em.
Bà Marta Santos Pais đánh giá cao những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được gần đây trong bảo vệ chăm sóc trẻ em như việc thông qua Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và thành lập Tòa án gia đình và người chưa thành niên. Đây là công cụ hiệu quả để Việt Nam thực hiện việc bảo vệ chăm sóc trẻ em cùng với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, các bộ, ban, ngành của Việt Nam trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Ngày 21-6, trong chuyến thăm Trung tâm công tác xã hội (Đà Nẵng), bà Marta Santos Pais đã giao lưu với trẻ em để tìm hiểu suy nghĩ của các em về vấn đề bạo lực đối với trẻ em, như bạo lực đối với trẻ em có tác động gì tới các em, các em có thể làm gì để ngăn chặn bạo lực và ai có thể hỗ trợ các em trong việc này. Bà cũng tìm hiểu các hoạt động mà Đà Nẵng đã thực hiện nhằm xóa bỏ bạo lực đối với trẻ em.
Trong các cuộc gặp gỡ với các cơ quan chính phủ Việt Nam, bà Marta Santos Pais nhấn mạnh: “Tôi rất ấn tượng với những cam kết và những gì mà Chính phủ và các tổ chức xã hội đã làm được để bảo vệ trẻ em ở Việt Nam”.
Chiều 22-6, tại buổi gặp gỡ với báo chí, kết thúc ba ngày thăm và làm việc tại Việt Nam, bà Marta Santos Pais chia sẻ, bạo lực đối với trẻ em gây thiệt hại lớn về mặt tài chính cho xã hội vì những tác hại lâu dài của bạo lực đối với sự phát triển của trẻ em và các chi tiêu ngân sách về y tế, phúc lợi xã hội và hệ thống tư pháp hình sự. Nếu đầu tư vào việc ngăn chặn bạo lực, chúng ta có thể tăng cường nguồn vốn về nhân lực và xã hội. Việc thông qua Luật Trẻ em gần đây và xây dựng một mạng lưới cán bộ xã hội vững mạnh cùng với nguồn nhân lực và tài chính phù hợp có thể tạo tiền đề cho sự hợp tác mạnh mẽ, trong đó mọi người đều có vai trò quan trọng trong việc biến luật pháp thành hành động cụ thể để xóa bỏ bạo lực với trẻ em.
Bà Marta Santos Pais nhấn mạnh: “Thay đổi bắt đầu từ mỗi chúng ta. Chúng ta có thể khuyến khích đẩy mạnh phương thức nuôi dạy trẻ em không bạo lực để các bậc làm cha mẹ cảm thấy tự tin khi nuôi nấng con em mình trong một môi trường tích cực, yêu thương mà không có bạo lực về thân thể và trường học thực sự là môi trường học tập an toàn cho mọi trẻ em. Nếu chúng ta chứng kiến một trẻ em là nạn nhân của bạo lực, chúng ta phải hành động để ngăn chặn điều đó và phải báo với chính quyền”.
Tại họp báo, bà Marta Santos Pais đã trao đổi một số nội dung về: Tình trạng trẻ em bị xâm hại về tinh thần và thể chất qua mạng trực tuyến; các công cụ hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng bạo lực đối với trẻ em./.
Ngăn chặn và đối phó với bạo lực đối với trẻ em là ưu tiên quan trọng của Liên hợp quốc tại Việt Nam, như được đề cập đến ở mục tiêu số 16.2 của Mục tiêu Phát triển bền vững nhằm chấm dứt mọi hình thức bạo lực đối với trẻ em. Trong khuôn khổ Kế hoạch chiến lược: Một Liên hợp quốc giai đoạn 2017 - 2021, các tổ chức Liên hợp quốc cam kết hỗ trợ chính phủ trong các nỗ lực chấm dứt tất cả các hình thức bạo lực đối với trẻ em bao gồm hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em quốc gia, thay đổi nhận thức và thái độ của xã hội về bạo lực đối với trẻ em và khuyến khích trẻ em và người dân lên tiếng khi họ chứng kiến bạo lực xảy ra xung quanh mình. |
Báo chí cần làm tốt hơn nữa vai trò định hướng dư luận xã hội, thật sự trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân  (23/06/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 13 đến ngày 19-6-2016)  (23/06/2016)
Kết hợp truyền thống dân tộc với các chuẩn mực hiện đại để xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn mới  (23/06/2016)
Chủ tịch nước tiếp các Đại sứ Argentina và Myanmar chào từ biệt  (23/06/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay