Thủ tướng Đức tới Trung Quốc dự tham vấn Chính phủ hai nước
Phát biểu tại Berlin trước khi lên đường, Thủ tướng Merkel nhấn mạnh ý nghĩa "rất quan trọng" của các cuộc tham vấn này, góp phần củng cổ và đẩy mạnh hợp tác rộng rãi giữa hai nước.
Theo nhà lãnh đạo Đức, không gian hợp tác thông qua các chương trình của các bộ, ngành giữa hai nước ngày càng lớn hơn sau khi hai chính phủ đạt được khuôn khổ hành động hợp tác năm 2014.
Trong năm 2015, kim ngạch thương mại giữa Đức với Trung Quốc đạt khoảng 163 tỷ euro. Đức vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc trong Liên minh châu Âu (EU), trong khi Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn thứ tư của Đức (sau Pháp, Mỹ và Anh) và là thị trường tiêu thụ quan trọng nhất thế giới cho hàng hoá máy móc của Đức.
Kể từ năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc đã tăng gấp 8 lần. Theo kế hoạch, vào ngày 14-6, Thủ tướng Merkel sẽ thăm thành phố Thẩm Dương thuộc tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc nhằm trải nghiệm cũng như ủng hộ việc cải cách cấu trúc được thúc đẩy tại thành phố này.
Báo chí Đức nhận định bà Merkel đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến công du tới Trung Quốc lần này. Liên quan lợi ích kinh tế, Thủ tướng Merkel sẽ thảo luận với giới chức Trung Quốc về việc nhập thép giá rẻ của Trung Quốc vào thị trường châu Âu, cũng như khả năng châu Âu đánh thuế chống bán phá giá thép của Trung Quốc vào thị trường này. Trung Quốc là quốc gia sản xuất 50% lượng thép tiêu thụ trên thế giới.
Cho tới nay, Đức đang tiến hành tham vấn cấp chính phủ với 11 quốc gia trên thế giới, trong đó Pháp là quốc gia tiến hành tham vấn sớm nhất với Đức (năm 1963) và mới nhất là Thổ Nhĩ Kỳ (2016)./.
140 doanh nghiệp Việt Nam dự Hội chợ Xuất nhập khẩu Côn Minh  (12/06/2016)
WB dành 310 triệu USD giúp Việt Nam chống chọi với biến đổi khí hậu  (12/06/2016)
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm việc tại tỉnh Nghệ An  (12/06/2016)
Thủ tướng định hướng cho cuộc đồng hành báo chí-doanh nghiệp  (12/06/2016)
Tổng thống Venezuela bác bỏ khả năng trưng cầu dân ý năm nay  (12/06/2016)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên