Phát huy tốt vai trò báo chí trong tuyên truyền bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
TCCSĐT - Ngày 20-4-2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Bầu cử Quốc gia phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia tổ chức buổi tập huấn báo chí tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Tham dự buổi tập huấn có đồng chí Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đồng chí đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Quốc hội và Bộ Nội vụ. Đây là buổi tập huấn kỹ năng tuyên truyền về bầu cử dành cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí khu vực các tỉnh, thành phía Nam từ Đà Nẵng trở vào.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Lưu Đình Phúc, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Báo chí khẳng định: Thời gian vừa qua, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt việc tuyên truyền về bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Trong đó, báo chí góp phần nêu bật công tác lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng là đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Chính vì thế, công tác thông tin báo chí góp phần rất quan trọng vào thành công của bầu cử, bởi thông qua công tác tuyên truyền báo chí làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức rõ mục đích, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện chính trị này là tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Tiếp đó, đồng chí Lưu Đình Phúc đề nghị, cùng với việc thực hiện tuyên truyền các hoạt động về bầu cử, báo chí cũng cần chủ động đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu, hoạt động chống phá bầu cử, chống phá chế độ, cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước của nhân dân ta. Góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bầu cử; tạo sự thống nhất trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong toàn xã hội, bảo đảm thực hiện thành công cuộc bầu cử. Ngoài ra, báo chí cần làm tốt việc giới thiệu những điểm mới trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp lần này, đó là những điều chỉnh, bổ sung cụ thể về bộ máy thực hiện công tác bầu cử từ Trung ương đến địa phương; những quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị phụ trách bầu cử; quy trình đề cử, ứng cử; việc phân bổ người ứng cử đại biểu Quốc hội do Trung ương giới thiệu.
Hướng dẫn về nghiệp vụ công tác bầu cử, đồng chí Phan Trung Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương thuộc Bộ Nội vụ đề nghị: Để công tác tuyên truyền của báo chí đạt hiệu quả thiết thực, các cơ quan báo chí cần chú trọng nêu bật mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Trong đó, làm tốt công tác giới thiệu những người tiêu biểu, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có năng lực, điều kiện thực hiện nhiệm vụ của một đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Đồng chí Phan Trung Tuấn lưu ý, trong quá trình tuyên truyền, các cơ quan báo chí cần phản ánh với các cơ quan chức năng nếu phát hiện người ứng cử có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; đã bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận không trung thực; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra những vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nghiêm trọng.
Về công tác hiệp thương và vận động bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha cho biết: Đến thời điểm hiện nay, Mặt trận đã tổ chức xong công tác Hiệp thương lần thứ 3 để bàn giao cho Ủy ban Bầu cử và Hội đồng Bầu cử quốc gia xem xét đưa vào danh sách ứng viên chính thức.
Chia sẻ với phóng viên, biên tập viên tại buổi tập huấn thắc mắc về những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân vượt qua Hiệp thương lần 3 có được vận động bầu cử trên mạng không, đồng chí Nguyễn Văn Pha cho rằng, theo luật thì không cấm, nhưng tôi nghĩ không có tác dụng nhiều. Vì chưa chắc những người ủng hộ trên mạng lại là những người cầm lá phiếu đi bầu cử, vì là bầu cử theo khu vực cư trú. Theo chúng tôi thì những người ứng cử nên tận dụng gặp gỡ cử tri tại các hội nghị tiếp xúc cử tri, hoặc thông qua các kênh thông tin báo chí tuyên truyền về bầu cử. Đó là cách đến gần nhất với cử tri.
Về tình trạng đi bầu hộ hay hiện tượng nể nang ở Ủy ban bầu cử các cấp, đồng chí Nguyễn Văn Pha cho biết: Chúng tôi đi nhiều nơi giám sát công tác bầu cử và thấy rằng như những năm trước đây thì nhiều thanh niên rất thờ ơ với hoạt động bầu cử, đáng chú ý là cử tri nữ cũng ít quan tâm và viện lý do nội trợ, đồng áng... nên hiện tượng một người đi bầu hộ cho nhiều người là rất phổ biến. Để khắc phục hiện tượng này cần có sự đẩy mạnh công tác tuyên truyền của các cơ quan báo chí, làm sao để mọi người nhận thức được vai trò, trách nhiệm đối với lá phiếu của mình, để cuộc bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân./.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2016: Hướng tới tương lai của châu Á  (20/04/2016)
Công tác trợ giúp nạn nhân bom mìn hiện nay: Thực trạng và định hướng  (20/04/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 11 đến 17-4-2016)  (20/04/2016)
Việt Nam mong Nhật Bản tiếp tục ủng hộ trong vấn đề Biển Đông  (19/04/2016)
Đắk Nông cấp phát 600 tấn gạo hỗ trợ người dân kỳ giáp hạt  (19/04/2016)
Công bố quy hoạch chi tiết Trung tâm Hoàng thành Thăng Long  (19/04/2016)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên