Năm 2007: Kinh tế tăng trưởng tại tất cả các châu lục
Bất chấp giá dầu tăng cao đến mức kỷ lục và những hạn chế về tín dụng kìm hãm các hoạt động đầu tư và cho vay, nền kinh tế thế giới vẫn đạt mức tăng trưởng đầy ấn tượng trong năm 2007.
Giá dầu đã tăng gấp đôi trong năm 2007 và tăng đến 500% trong tổng cộng 5 năm qua. Mặc dù vậy, nền kinh tế thế giới đã trải qua thời kỳ hưng thịnh nhất trong 30 năm qua. Theo dự đoán của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế thế giới trong năm 2007 tăng trưởng 5,2%, chỉ thấp hơn một chút so với mức kỷ lục năm 2006, do tốc độ tăng trưởng của Mỹ chậm lại. IMF dự đoán mức tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2008 sẽ là 4,8%.
Điều đáng nói là, sự tăng trưởng kinh tế diễn ra trên mọi lục địa. Việt Nam, các nước đang phát triển, Nam sa mạc Xa-ha-ra, Mỹ La-tinh, tất cả đều tăng trưởng cùng với thế giới. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là một thời điểm trọng đại vì thế giới chưa bao giờ được chứng kiến những thành quả ngoạn mục như hiện nay.
Hầu hết những nền kinh tế năng động đều nằm ở châu Á. Các thị trường mới nổi tại lục địa này đã tăng trưởng hơn 8%, trong đó Trung Quốc tiếp tục là nước quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Đồng USD tiếp tục hạ giá so với các đồng tiền quan trọng, khiến hàng xuất khẩu của Mỹ có sức cạnh tranh hơn, qua đó thu hẹp những khoảng cách về mức cân bằng tài chính trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo ông M. Mút-xa (M.Mutsa), cựu Trưởng ban Kinh tế của IMF và hiện đang làm việc cho Viện nghiên cứu Pi-tơ-xơn (Peterson) tại Oa-sinh-tơn, việc Trung Quốc không chịu đánh giá đúng giá trị đồng nội tệ của mình vẫn là trở ngại lớn cho nền kinh tế thế giới.
Còn tại Mỹ, các định chế tài chính đã bị nhiều áp lực do những khó khăn cho hoạt động cho vay tín dụng thế chấp. Tình trạng "đóng băng" tại thị trường địa ốc của Mỹ cũng ảnh hưởng xấu đến các thị trường toàn cầu.
Về các thị trường chứng khoán trên thế giới, nói chung năm 2007 là một năm tốt đẹp và một lần nữa châu Á vẫn là nơi có mức tăng trưởng cao nhất. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Niu Y-oóc chỉ gia tăng chút đỉnh, và ngay cả mức gia tăng khiêm nhường đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì giá chứng khoán ở đây đã giảm vào những ngày cuối năm.
Để năm 2008 chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế  (30/12/2007)
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khai trương trụ sở mới và tổ chức trọng thể Lễ ra mắt Đảng bộ Tập đoàn  (29/12/2007)
Bộ đội biên phòng trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới  (28/12/2007)
Bước đầu cải cách hành chính ở tỉnh Hải Dương  (28/12/2007)
“Điện Biên Phủ trên không” - chiến thắng của ý chí Việt Nam  (28/12/2007)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay