Việt Nam - EU đạt thỏa thuận về quản lý nguồn gốc gỗ nhập khẩu
22:33, ngày 22-01-2016
Chiều 22-1, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã tổ chức buổi họp báo công bố kết thúc Phiên đàm phán cấp cao lần thứ 5 giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) về Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) về Thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản.
Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn cho biết sau 2 ngày đàm phán (21 và 22-1) Việt Nam và EU đã đạt được tiến triển quan trọng nhất đối với các vấn đề mấu chốt của Hiệp định, bao gồm Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam, phân loại rủi ro đối với kiểm soát gỗ nhập lậu. Đặc biệt, quan trọng nhất là quản lý được nguồn gốc gỗ hợp pháp mà Việt Nam nhập khẩu.
Mục tiêu của Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên EU đều có nguồn gốc hợp pháp.
Hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy ngành chế biến, xuất khẩu gỗ của Việt Nam phát triển một cách bền vững và mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường EU.
Hiệp định này cũng sẽ góp phần tăng cường thực thi lâm luật và quản trị rừng, qua đó nâng cao thương hiệu và hình ảnh ngành chế biến, xuất khẩu gỗ của Việt Nam, với vai trò là một đối tác có trách nhiệm.
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, kết quả đạt được trong quá trình đàm phán lần này có ý nghĩa quan trọng đối với Hiệp định FTA giữa EU và Việt Nam, đặc biệt liên quan đến trách nhiệm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Trong thông cáo chung, hai bên nhấn mạnh sẽ nỗ lực thúc đẩy quá trình đàm phán để sớm kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện giữa EU và Việt Nam vào cuối năm 2016./.
Mục tiêu của Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên EU đều có nguồn gốc hợp pháp.
Hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy ngành chế biến, xuất khẩu gỗ của Việt Nam phát triển một cách bền vững và mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường EU.
Hiệp định này cũng sẽ góp phần tăng cường thực thi lâm luật và quản trị rừng, qua đó nâng cao thương hiệu và hình ảnh ngành chế biến, xuất khẩu gỗ của Việt Nam, với vai trò là một đối tác có trách nhiệm.
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, kết quả đạt được trong quá trình đàm phán lần này có ý nghĩa quan trọng đối với Hiệp định FTA giữa EU và Việt Nam, đặc biệt liên quan đến trách nhiệm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Trong thông cáo chung, hai bên nhấn mạnh sẽ nỗ lực thúc đẩy quá trình đàm phán để sớm kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện giữa EU và Việt Nam vào cuối năm 2016./.
Dư luận quốc tế đánh giá cao triển vọng kinh tế của Việt Nam  (22/01/2016)
Phát triển du lịch sinh thái ở nước ta hiện nay  (22/01/2016)
Hàn Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam  (22/01/2016)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên