Đẩy mạnh liên kết vùng và phát triển kinh tế hợp tác, tạo động lực phát triển mới cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long
22:30, ngày 11-12-2015
TCCSĐT - Đó là nội dung được đồng chí Vũ Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, khẳng định tại Hội nghị “Tổng kết năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2016 của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ” tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 11-12-2015.
Hội nghị có sự tham dự của hơn 150 đại biểu đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 và lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết: Hội nghị này, ngoài việc tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2015 trên địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long còn có nhiệm vụ quan trọng là tập trung thảo luận, tìm ra những giải pháp để tháo gỡ những “điểm nghẽn”, tạo ra động lực phát triển mới cho vùng trong giai đoạn 2016-2020.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, trong những năm qua, mặc dù kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển với tốc độ khá nhưng vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang phải đối diện với nhiều bất cập, thách thức. Nổi lên là tình trạng sản xuất phát triển nhưng đời sống của nhiều nông dân vẫn khó khăn; biến đổi khí hậu diễn ra nhanh, gây ra nhiều tác động bất lợi trong việc khai thác, phát huy các tiềm năng, lợi thế của vùng; thu hút đầu tư yếu, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài; sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhiều địa phương lúng túng trong tái cơ cấu nông nghiệp, trong thực hiện liên kết vùng; giảm nghèo chưa bền vững,… Phó Thủ tướng nhấn mạnh, để tạo bước đột phá trong năm 2016 và những năm tiếp theo, các địa phương trong vùng cần đẩy mạnh liên kết vùng và xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác có hiệu quả để tạo ra động lực phát triển mới cho toàn vùng trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm 2015, kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục phát triển ổn định, một số chỉ tiêu tiếp tục tăng trưởng khá so với năm 2014 (tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,8%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 40,27 triệu đồng, tăng hơn 2 triệu đồng so với năm 2014; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 258.687 tỷ đồng, đạt 103,67% kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,54%, thấp hơn so với mức bình quân chung 4,5% của cả nước), các chính sách an sinh xã hội được thực hiện thường xuyên, quốc phòng - an ninh được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Tuy nhiên, vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thụ nhiều loại nông sản, nhất là các sản phẩm chủ lực gồm lúa gạo, cá tra, tôm. Quá trình tái cơ cấu nông nghiệp diễn ra còn chậm. Việc huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng còn hạn chế, yếu kém. Một số cơ chế, chính sách đặc thù về liên kết vùng, liên kết hợp tác kinh tế cho vùng chậm được ban hành; đời sống một bộ phận người dân, nhất là nông dân, còn nhiều khó khăn;…
Để tháo gỡ những khó khăn, bất cập, tạo ra động lực phát triển mới cho vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ hội nhập quốc tế, tại hội nghị, đồng chí Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, đề nghị: Trong thời gian tới, liên kết vùng cần chú trọng các mô hình liên kết ở diện hẹp (từ 2 đến 4 tỉnh) và liên kết sản xuất - tiêu thụ theo ngành hàng, theo sản phẩm để tạo ra các loại nông sản có chất lượng cao, số lượng lớn, đồng đều, dễ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, cần chú trọng phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở tự nguyện của nông dân để tháo gỡ “điểm nghẽn” lớn cho đồng bằng sông Cửu Long trong việc tăng năng lực, quy mô sản xuất nông nghiệp và tạo ra đối tác tin cậy với các doanh nghiệp.
Đồng quan điểm này, đồng chí Vương Bình Thạnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nhấn mạnh, nhân tố cốt lõi trong liên kết vùng ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là doanh nghiệp. Vì thế, các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng việc cải cách thể chế để tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi đầu tư vào đồng bằng sông Cửu Long, nhất là đầu tư vào nông nghiệp. Theo đồng chí Lâm Văn Mẫn, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cần quan tâm đến liên kết vùng trong xây dựng và thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp cho cả vùng gắn với xây dựng nông thôn mới, thích ứng biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng chí Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, kiến nghị: Để liên kết vùng có hiệu quả, Chính phủ cần sớm xem xét, ban hành quy chế liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long với những cơ chế rõ ràng, đồng thời sắp xếp lại các trường dạy nghề để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn./.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết: Hội nghị này, ngoài việc tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2015 trên địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long còn có nhiệm vụ quan trọng là tập trung thảo luận, tìm ra những giải pháp để tháo gỡ những “điểm nghẽn”, tạo ra động lực phát triển mới cho vùng trong giai đoạn 2016-2020.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, trong những năm qua, mặc dù kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển với tốc độ khá nhưng vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang phải đối diện với nhiều bất cập, thách thức. Nổi lên là tình trạng sản xuất phát triển nhưng đời sống của nhiều nông dân vẫn khó khăn; biến đổi khí hậu diễn ra nhanh, gây ra nhiều tác động bất lợi trong việc khai thác, phát huy các tiềm năng, lợi thế của vùng; thu hút đầu tư yếu, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài; sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhiều địa phương lúng túng trong tái cơ cấu nông nghiệp, trong thực hiện liên kết vùng; giảm nghèo chưa bền vững,… Phó Thủ tướng nhấn mạnh, để tạo bước đột phá trong năm 2016 và những năm tiếp theo, các địa phương trong vùng cần đẩy mạnh liên kết vùng và xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác có hiệu quả để tạo ra động lực phát triển mới cho toàn vùng trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm 2015, kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục phát triển ổn định, một số chỉ tiêu tiếp tục tăng trưởng khá so với năm 2014 (tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,8%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 40,27 triệu đồng, tăng hơn 2 triệu đồng so với năm 2014; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 258.687 tỷ đồng, đạt 103,67% kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,54%, thấp hơn so với mức bình quân chung 4,5% của cả nước), các chính sách an sinh xã hội được thực hiện thường xuyên, quốc phòng - an ninh được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Tuy nhiên, vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thụ nhiều loại nông sản, nhất là các sản phẩm chủ lực gồm lúa gạo, cá tra, tôm. Quá trình tái cơ cấu nông nghiệp diễn ra còn chậm. Việc huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng còn hạn chế, yếu kém. Một số cơ chế, chính sách đặc thù về liên kết vùng, liên kết hợp tác kinh tế cho vùng chậm được ban hành; đời sống một bộ phận người dân, nhất là nông dân, còn nhiều khó khăn;…
Để tháo gỡ những khó khăn, bất cập, tạo ra động lực phát triển mới cho vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ hội nhập quốc tế, tại hội nghị, đồng chí Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, đề nghị: Trong thời gian tới, liên kết vùng cần chú trọng các mô hình liên kết ở diện hẹp (từ 2 đến 4 tỉnh) và liên kết sản xuất - tiêu thụ theo ngành hàng, theo sản phẩm để tạo ra các loại nông sản có chất lượng cao, số lượng lớn, đồng đều, dễ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, cần chú trọng phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở tự nguyện của nông dân để tháo gỡ “điểm nghẽn” lớn cho đồng bằng sông Cửu Long trong việc tăng năng lực, quy mô sản xuất nông nghiệp và tạo ra đối tác tin cậy với các doanh nghiệp.
Đồng quan điểm này, đồng chí Vương Bình Thạnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nhấn mạnh, nhân tố cốt lõi trong liên kết vùng ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là doanh nghiệp. Vì thế, các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng việc cải cách thể chế để tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi đầu tư vào đồng bằng sông Cửu Long, nhất là đầu tư vào nông nghiệp. Theo đồng chí Lâm Văn Mẫn, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cần quan tâm đến liên kết vùng trong xây dựng và thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp cho cả vùng gắn với xây dựng nông thôn mới, thích ứng biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng chí Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, kiến nghị: Để liên kết vùng có hiệu quả, Chính phủ cần sớm xem xét, ban hành quy chế liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long với những cơ chế rõ ràng, đồng thời sắp xếp lại các trường dạy nghề để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn./.
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng  (11/12/2015)
Hội nghị Thượng đỉnh GCC đề cao đoàn kết nội khối  (11/12/2015)
Quảng Trị huy động các nguồn lực đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới  (11/12/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên