Các nước vùng Vịnh "thắt lưng buộc bụng" vì thu nhập dầu giảm
21:54, ngày 25-11-2015
Sau hơn một thập kỷ đạt thặng dư ngân sách lớn nhờ giá dầu tăng cao, năm 2015, các quốc gia Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) dự kiến đối mặt với thâm hụt ngân sách kỷ lục và đà sụt giảm có thể còn tiếp tục trong những năm tới. Một số quốc gia đã phải cắt giảm trợ cấp, trong khi các nước khác đang cân nhắc giảm chi tiêu công.
Phát biểu tại hội nghị Bộ trưởng Tài chính GCC trong tháng này tại Qatar, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho biết giá năng lượng toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức thấp trong nhiều năm tới; đồng thời khuyến cáo các nước GCC cần điều chỉnh thu chi ngân sách. Bà Lagarde cho rằng GCC - nơi 90% thu ngân sách dựa vào thu nhập từ năng lượng-cần giảm sự phụ thuộc vào dầu và khí đốt, theo đó tiến hành cải cách và đa dạng hóa nền kinh tế.
Theo số liệu của IMF, năm 2014, các nước GCC - gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) - chỉ đạt thặng dư ngân sách 24 tỷ USD, giảm mạnh so với con số 182 tỷ USD của năm 2013. Bahrain, Oman và Saudi Arabia thậm chí đã kết thúc năm 2014 trong "báo động đỏ" lần đầu tiên kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Giá dầu đã sụt giảm hơn 50% từ tháng 6-2014 và IMF dự báo việc này sẽ làm giảm 275 tỷ USD thu nhập của GCC trong năm 2015.
Dự kiến năm 2015 các nước GCC thâm hụt ngân sách tổng cộng ở mức kỷ lục 180 tỷ USD.
Tại các nước vùng Vịnh, người dân lâu nay được hưởng chế độ phúc lợi xã hội hào phóng. Chi tiêu công, hầu hết dùng để trả lương và trợ cấp, đã tăng gấp đôi lên mức 550 tỷ USD từ năm 2009-2013. IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính chi phí trực tiếp cho trợ cấp năng lượng ở GCC năm 2014 là 60 tỷ USD. Trong bối cảnh thu nhập giảm, các nước thành viên GCC đã áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu và tăng thu nhập ngoài dầu lửa, song cho đến nay vẫn ở mức khiêm tốn.
UAE đi đầu với việc thả nổi giá dầu thô hồi tháng Sáu vừa qua và tăng tiền điện tại Abu Dhabi. Hai biện pháp này dự kiến giúp tiết kiệm nhiều tỷ USD. Là nền kinh tế đa dạng hóa nhất tại vùng Vịnh, UAE cho biết đã kiếm hơn 80 tỷ USD từ các dự án không liên quan đến dầu mỏ. Kuwait đã bắt đầu bán dầu diesel và dầu hỏa theo giá thị trường từ đầu năm nay. Nước này cũng cắt giảm 17% chi tiêu công và đang trong quá trình tăng giá xăng và điện nước.
Về phần mình, Saudi Arabia cho biết đang cân nhắc hoãn các dự án "không cần thiết" và nghiên cứu cải cách trợ cấp năng lượng. Quốc gia giàu khí đốt Qatar cũng đang xem xét cắt giảm chi tiêu và trợ cấp. Oman và Bahrain, hai thành viên GCC có thu nhập từ năng lượng ít nhất, cũng đã thông báo các kế hoạch tương tự.
Tuy nhiên, IMF cho rằng các biện pháp như trên chưa đủ đối với GCC. Theo IMF, cần tập trung vào cải cách, giải quyết thất nghiệp và đa dạng hóa nền kinh tế. Cụ thể cần cải cách hiệu quả sử dụng năng lượng toàn diện và điều chỉnh giá, mở rộng nguồn thu ngoài dầu, xem lại thu chi ngân sách hiện nay và giảm hóa đơn chi trả tiền lương của chính phủ./.
Theo số liệu của IMF, năm 2014, các nước GCC - gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) - chỉ đạt thặng dư ngân sách 24 tỷ USD, giảm mạnh so với con số 182 tỷ USD của năm 2013. Bahrain, Oman và Saudi Arabia thậm chí đã kết thúc năm 2014 trong "báo động đỏ" lần đầu tiên kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Giá dầu đã sụt giảm hơn 50% từ tháng 6-2014 và IMF dự báo việc này sẽ làm giảm 275 tỷ USD thu nhập của GCC trong năm 2015.
Dự kiến năm 2015 các nước GCC thâm hụt ngân sách tổng cộng ở mức kỷ lục 180 tỷ USD.
Tại các nước vùng Vịnh, người dân lâu nay được hưởng chế độ phúc lợi xã hội hào phóng. Chi tiêu công, hầu hết dùng để trả lương và trợ cấp, đã tăng gấp đôi lên mức 550 tỷ USD từ năm 2009-2013. IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính chi phí trực tiếp cho trợ cấp năng lượng ở GCC năm 2014 là 60 tỷ USD. Trong bối cảnh thu nhập giảm, các nước thành viên GCC đã áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu và tăng thu nhập ngoài dầu lửa, song cho đến nay vẫn ở mức khiêm tốn.
UAE đi đầu với việc thả nổi giá dầu thô hồi tháng Sáu vừa qua và tăng tiền điện tại Abu Dhabi. Hai biện pháp này dự kiến giúp tiết kiệm nhiều tỷ USD. Là nền kinh tế đa dạng hóa nhất tại vùng Vịnh, UAE cho biết đã kiếm hơn 80 tỷ USD từ các dự án không liên quan đến dầu mỏ. Kuwait đã bắt đầu bán dầu diesel và dầu hỏa theo giá thị trường từ đầu năm nay. Nước này cũng cắt giảm 17% chi tiêu công và đang trong quá trình tăng giá xăng và điện nước.
Về phần mình, Saudi Arabia cho biết đang cân nhắc hoãn các dự án "không cần thiết" và nghiên cứu cải cách trợ cấp năng lượng. Quốc gia giàu khí đốt Qatar cũng đang xem xét cắt giảm chi tiêu và trợ cấp. Oman và Bahrain, hai thành viên GCC có thu nhập từ năng lượng ít nhất, cũng đã thông báo các kế hoạch tương tự.
Tuy nhiên, IMF cho rằng các biện pháp như trên chưa đủ đối với GCC. Theo IMF, cần tập trung vào cải cách, giải quyết thất nghiệp và đa dạng hóa nền kinh tế. Cụ thể cần cải cách hiệu quả sử dụng năng lượng toàn diện và điều chỉnh giá, mở rộng nguồn thu ngoài dầu, xem lại thu chi ngân sách hiện nay và giảm hóa đơn chi trả tiền lương của chính phủ./.
Phê chuẩn danh sách 21 thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia  (25/11/2015)
Đại hội thi đua yêu nước ngành Tuyên giáo giai đoạn 2015-2020  (25/11/2015)
Tăng cường công tác tăng dày và tôn tạo mốc quốc giới Việt Nam - Lào  (25/11/2015)
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tiếp đoàn cán bộ, giáo viên tiêu biểu trong công tác giáo dục học sinh khuyết tật  (25/11/2015)
Phiên họp toàn thể Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Thẩm tra dự án Pháp lệnh quản lý thị trường  (25/11/2015)
300 sinh viên tham gia phiên họp mô phỏng họp Quốc hội Việt Nam  (25/11/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển