Tổng kết Chương trình Sáng kiến Phòng, chống tham nhũng Việt Nam
22:41, ngày 25-09-2015
Sáng 25-9, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình Sáng kiến Phòng, chống tham nhũng Việt Nam (gọi tắt là VACI).
Hội nghị đánh giá các kết quả đã đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm và tác động của toàn bộ chương trình đối với công tác phòng, chống tham nhũng; đồng thời đánh giá một cách tổng quan, tác động của chương trình đối với công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, 6 năm qua, với 4 lần triển khai, Chương trình ghi nhận nhiều đề án hoàn thành xuất sắc những mục tiêu đã định, mở rộng thêm phạm vi triển khai bởi tính sáng tạo trong quá trình thực hiện để thực sự đáp ứng tình hình địa phương.
Các đề án luôn gắn liền công tác phòng, chống tham nhũng ở cấp cơ sở và thiết thực với đời sống dân sinh.
Một số địa phương đã ban hành chính sách và giải pháp phòng, chống tham nhũng nhằm nhân rộng kinh nghiệm thành công; duy trì tính bền vững của đề án ngay cả khi không còn nhận được sự tài trợ của Chương trình.
Điển hình trong nhóm đề án (giám sát cộng đồng; giáo dục phòng, chống tham nhũng cho thanh thiếu niên; nâng cao chất lượng dịch vụ công) đều đặt trọng tâm đưa các chủ thể vào thế hành động thực sự để lan tỏa luồng tư tưởng mới; cụ thể hóa thành những chuyển biến về nhận thức, hành vi, cách làm và từ đó là cả hệ thống vì một tương lai Việt Nam minh bạch, trách nhiệm và giảm tham nhũng…
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống tham nhũng và phát huy vai trò tích cực, chủ động của người dân vào công tác phòng, chống tham nhũng.
Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Thị Thủy chương trình là kết quả của một quá trình hợp tác lâu dài giữa Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh và một số đối tác phát triển khác, với mục đích tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách pháp luật phòng, chống tham nhũng; tạo cơ hội để người dân có thể hiến kế, đóng góp những ý tưởng sáng tạo từ cơ sở, huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng, nhằm làm cho các nỗ lực đấu tranh phòng, chống tham nhũng trở nên thiết thực, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của địa phương.
Từ năm 2009 đến 2015, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã phối hợp đồng tổ chức Chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam (VID 2009) với chủ đề “Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng” và tiếp nối bằng 3 Chương trình VACI 2011, VACI 2013, VACI 2014.
Đây là chuỗi chương trình tìm kiếm và hỗ trợ thực hiện các ý tưởng sáng tạo, thiết thực và khả thi về phòng, chống tham nhũng trong cộng đồng.
Sau 6 năm triển khai với những nỗ lực, Chương trình đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cả nước và đạt nhiều kết quả nổi bật.
Các đề án được triển khai nghiêm túc, trên phạm vi rộng, với số lượng người hưởng lợi và tham gia đông đảo; nhiều sản phẩm sáng tạo, có giá trị giáo dục, truyền thống về minh bạch, liêm chính.
Đặc biệt, nhiều đề án đã có tác động rõ rệt, tạo nên những thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động của cộng đồng về công tác phòng, chống tham nhũng.
Bà Victoria Kwakwa Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng tham nhũng mang đến những rủi ro lớn cho các thành tựu đã và đang đạt được trong phát triển của Việt Nam. Bởi vậy, việc phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng Chính phủ.
Hiệu quả tích cực từ việc triển khai các đề án đã nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống tham nhũng; khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp vào phòng, chống tham nhũng. Đặc biệt, đối tượng thanh niên đã thấy được vai trò quan trọng của họ trong phòng, chống tham nhũng…
Ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ chia sẻ mặc dù tác động lan tỏa chưa đáp ứng hết kỳ vọng của toàn xã hội nhưng Chương trình VACI được coi như là một thử nghiệm mới về cách tiếp cận chống tham nhũng.
Chuyên gia tư vấn Chương trình VACI Nguyễn Văn Thắng cho biết chương trình đã khẳng định hoàn toàn có thể huy động sự tham gia và phát huy sáng tạo với vai trò là một chủ thể quan trọng của người dân, góp phần quyết định tới sự thành công của công cuộc phòng, chống tham nhũng…/.
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, 6 năm qua, với 4 lần triển khai, Chương trình ghi nhận nhiều đề án hoàn thành xuất sắc những mục tiêu đã định, mở rộng thêm phạm vi triển khai bởi tính sáng tạo trong quá trình thực hiện để thực sự đáp ứng tình hình địa phương.
Các đề án luôn gắn liền công tác phòng, chống tham nhũng ở cấp cơ sở và thiết thực với đời sống dân sinh.
Một số địa phương đã ban hành chính sách và giải pháp phòng, chống tham nhũng nhằm nhân rộng kinh nghiệm thành công; duy trì tính bền vững của đề án ngay cả khi không còn nhận được sự tài trợ của Chương trình.
Điển hình trong nhóm đề án (giám sát cộng đồng; giáo dục phòng, chống tham nhũng cho thanh thiếu niên; nâng cao chất lượng dịch vụ công) đều đặt trọng tâm đưa các chủ thể vào thế hành động thực sự để lan tỏa luồng tư tưởng mới; cụ thể hóa thành những chuyển biến về nhận thức, hành vi, cách làm và từ đó là cả hệ thống vì một tương lai Việt Nam minh bạch, trách nhiệm và giảm tham nhũng…
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống tham nhũng và phát huy vai trò tích cực, chủ động của người dân vào công tác phòng, chống tham nhũng.
Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Thị Thủy chương trình là kết quả của một quá trình hợp tác lâu dài giữa Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh và một số đối tác phát triển khác, với mục đích tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách pháp luật phòng, chống tham nhũng; tạo cơ hội để người dân có thể hiến kế, đóng góp những ý tưởng sáng tạo từ cơ sở, huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng, nhằm làm cho các nỗ lực đấu tranh phòng, chống tham nhũng trở nên thiết thực, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của địa phương.
Từ năm 2009 đến 2015, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã phối hợp đồng tổ chức Chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam (VID 2009) với chủ đề “Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng” và tiếp nối bằng 3 Chương trình VACI 2011, VACI 2013, VACI 2014.
Đây là chuỗi chương trình tìm kiếm và hỗ trợ thực hiện các ý tưởng sáng tạo, thiết thực và khả thi về phòng, chống tham nhũng trong cộng đồng.
Sau 6 năm triển khai với những nỗ lực, Chương trình đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cả nước và đạt nhiều kết quả nổi bật.
Các đề án được triển khai nghiêm túc, trên phạm vi rộng, với số lượng người hưởng lợi và tham gia đông đảo; nhiều sản phẩm sáng tạo, có giá trị giáo dục, truyền thống về minh bạch, liêm chính.
Đặc biệt, nhiều đề án đã có tác động rõ rệt, tạo nên những thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động của cộng đồng về công tác phòng, chống tham nhũng.
Bà Victoria Kwakwa Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng tham nhũng mang đến những rủi ro lớn cho các thành tựu đã và đang đạt được trong phát triển của Việt Nam. Bởi vậy, việc phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng Chính phủ.
Hiệu quả tích cực từ việc triển khai các đề án đã nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống tham nhũng; khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp vào phòng, chống tham nhũng. Đặc biệt, đối tượng thanh niên đã thấy được vai trò quan trọng của họ trong phòng, chống tham nhũng…
Ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ chia sẻ mặc dù tác động lan tỏa chưa đáp ứng hết kỳ vọng của toàn xã hội nhưng Chương trình VACI được coi như là một thử nghiệm mới về cách tiếp cận chống tham nhũng.
Chuyên gia tư vấn Chương trình VACI Nguyễn Văn Thắng cho biết chương trình đã khẳng định hoàn toàn có thể huy động sự tham gia và phát huy sáng tạo với vai trò là một chủ thể quan trọng của người dân, góp phần quyết định tới sự thành công của công cuộc phòng, chống tham nhũng…/.
Việt Nam triển khai hiệu quả chiến lược quốc gia về bình đẳng giới  (25/09/2015)
Bình Thuận: Vượt qua thách thức và chủ động đột phá để phát triển trước yêu cầu mới  (25/09/2015)
Bình Thuận: Vượt qua thách thức và chủ động đột phá để phát triển trước yêu cầu mới  (25/09/2015)
Việt-Nga đàm phán để sớm ký hiệp định thăm dò, khai thác dầu khí  (25/09/2015)
Tăng cường nội lực, phát huy ngoại lực hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN  (25/09/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên