Việt Nam - Nhật Bản: thúc đẩy hợp tác song phương, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng
22:29, ngày 17-09-2015
TCCSĐT - Hơn 40 năm qua kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (21-9-1973 - 21-9-2015), mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản, có những bước phát triển tốt đẹp, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 15-9 đến ngày 18-9-2015 của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Nội các Nhật Bản Sin-dô A-bê đưa quan hệ hai nước lên một bước phát triển mới.
Hợp tác chính trị “mở đường”
Trong những năm qua, hợp tác chính trị giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển tốt đẹp, không ngừng được củng cố và mở rộng. Kể từ chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (tháng 4-1993), hầu hết các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đều đến thăm Nhật Bản. Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10-2006 đã đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, với việc hai bên ký kết Tuyên bố chung “Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Tiếp đó, với quyết tâm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện, năm 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nhật Bản Y. Phư-cư-đa đã thông qua “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản”.
Tháng 4-2009, Chính phủ hai nước nhất trí nâng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên tầm “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Đây được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn phát triển mới toàn diện và sâu sắc hơn giữa hai nước. Sau các chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Nao-tô Can (tháng 10-2010) và chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 10-2011), quan hệ song phương lại được mở ra một trang mới với việc lãnh đạo cấp cao hai nước ký các Tuyên bố chung về “Phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” và “Triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”.
Năm 2013, đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 40 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (21-9-1973 - 21-9-2013) và chào mừng Năm Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản 2013, Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-bê và Phu nhân thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Chuyến thăm thể hiện chính sách nhất quán của Nhật Bản luôn coi trọng, ưu tiên cao quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, mong muốn thúc đẩy hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực, cũng như thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á. Đây cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản S. A-bê sau khi được bầu làm Thủ tướng Nội các Nhật Bản (tháng 12-2012) và là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai trên cương vị Thủ tướng.
Đặc biệt, trong chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (tháng 3-2014), hai bên đã thông qua Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”, mở ra một giai đoạn hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, cả về chiều rộng và chiều sâu.
Tới đây, quan hệ song phương càng được củng cố, thắt chặt và làm sâu sắc hơn nữa bởi chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhằm khẳng định sự coi trọng và mong muốn không ngừng phát triển quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản. Chuyến thăm được thực hiện hơn một năm sau khi hai nước thiết lập quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển quan hệ song phương trong thời gian tới, thúc đẩy các mặt hợp tác song phương, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Không chỉ dừng lại ở quan hệ song phương, Việt Nam và Nhật Bản còn đẩy mạnh hợp tác trong các vấn đề quốc tế. Trong thời gian qua, Chính phủ hai nước luôn nhất quán chủ trương cùng phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, như Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Liên hợp quốc và nhiều cơ chế khác… Ngoài kênh chính thức, Việt Nam và Nhật Bản cũng phối hợp chặt chẽ trong các cơ chế ngoại giao kênh II, như: Đối thoại ba bên Việt Nam - Nhật Bản - Mỹ, Hội đồng Hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP),… trong nhiều vấn đề an ninh nguồn nước, chống biến đổi khí hậu…
Trong những năm qua, hợp tác chính trị giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển tốt đẹp, không ngừng được củng cố và mở rộng. Kể từ chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (tháng 4-1993), hầu hết các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đều đến thăm Nhật Bản. Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10-2006 đã đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, với việc hai bên ký kết Tuyên bố chung “Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Tiếp đó, với quyết tâm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện, năm 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nhật Bản Y. Phư-cư-đa đã thông qua “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản”.
Tháng 4-2009, Chính phủ hai nước nhất trí nâng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên tầm “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Đây được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn phát triển mới toàn diện và sâu sắc hơn giữa hai nước. Sau các chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Nao-tô Can (tháng 10-2010) và chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 10-2011), quan hệ song phương lại được mở ra một trang mới với việc lãnh đạo cấp cao hai nước ký các Tuyên bố chung về “Phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” và “Triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”.
Năm 2013, đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 40 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (21-9-1973 - 21-9-2013) và chào mừng Năm Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản 2013, Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-bê và Phu nhân thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Chuyến thăm thể hiện chính sách nhất quán của Nhật Bản luôn coi trọng, ưu tiên cao quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, mong muốn thúc đẩy hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực, cũng như thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á. Đây cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản S. A-bê sau khi được bầu làm Thủ tướng Nội các Nhật Bản (tháng 12-2012) và là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai trên cương vị Thủ tướng.
Đặc biệt, trong chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (tháng 3-2014), hai bên đã thông qua Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”, mở ra một giai đoạn hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, cả về chiều rộng và chiều sâu.
Tới đây, quan hệ song phương càng được củng cố, thắt chặt và làm sâu sắc hơn nữa bởi chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhằm khẳng định sự coi trọng và mong muốn không ngừng phát triển quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản. Chuyến thăm được thực hiện hơn một năm sau khi hai nước thiết lập quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển quan hệ song phương trong thời gian tới, thúc đẩy các mặt hợp tác song phương, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Không chỉ dừng lại ở quan hệ song phương, Việt Nam và Nhật Bản còn đẩy mạnh hợp tác trong các vấn đề quốc tế. Trong thời gian qua, Chính phủ hai nước luôn nhất quán chủ trương cùng phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, như Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Liên hợp quốc và nhiều cơ chế khác… Ngoài kênh chính thức, Việt Nam và Nhật Bản cũng phối hợp chặt chẽ trong các cơ chế ngoại giao kênh II, như: Đối thoại ba bên Việt Nam - Nhật Bản - Mỹ, Hội đồng Hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP),… trong nhiều vấn đề an ninh nguồn nước, chống biến đổi khí hậu…
Hợp tác kinh tế là “điểm sáng”
Cùng với chính trị - ngoại giao, quan hệ kinh tế giữa hai nước cũng có những bước phát triển vượt bậc, trở thành nền tảng, động lực phát triển cho quan hệ chung giữa hai nước.
Trong lĩnh vực thương mại - đầu tư, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng tăng, kể từ khi hai nước dành cho nhau quy chế thuế suất tối huệ quốc (năm 1999). Năm 2011, hai năm sau khi Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực, Nhật Bản trở thành thành viên đầu tiên của nhóm bảy nền công nghiệp phát triển nhất (G7) công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ kinh tế bình đẳng giữa hai nước. Hiện nay, kim ngạch thương mại song phương đã đạt xấp xỉ 30 tỷ USD, tăng gấp 3,5 lần so với cách đây 10 năm (năm 2005 đạt 8,5 tỷ USD); đồng thời phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 50 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng tham gia sâu rộng vào các dự án kinh tế tại Việt Nam. Với việc hoàn thành giai đoạn IV “Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản” về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam và thỏa thuận khởi động giai đoạn V “Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong năm 2013”, Nhật Bản đã vươn lên trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ 1/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với hơn 2.400 dự án FDI và tổng số vốn đăng ký khoảng 37 tỷ USD. Các dự án đầu tư của Nhật Bản có mặt ở 40 tỉnh, thành của Việt Nam và tập trung chủ yếu ở 5 địa phương là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Thanh Hóa.
Nhật Bản tăng cường đầu tư và hợp tác toàn diện trong lĩnh vực nông nghiệp, theo đó sẽ hỗ trợ Việt Nam về khoa học - công nghệ, kinh nghiệm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giúp Việt Nam hoàn thành “Chiến lược công nghiệp hóa” trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trong đó, chế biến nông sản, thủy sản; hàng điện tử; sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô; máy nông nghiệp; công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng; đóng tàu, là sáu ngành công nghiệp quan trọng mà hai nước sẽ tập trung hợp tác trong thời gian tới. Phạm vi hợp tác cũng được mở rộng, khi hai bên cam kết phối hợp chặt chẽ với nhau trong các liên kết khu vực như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Về viện trợ phát triển chính thức (ODA), để mở đường cho hợp tác kinh tế, Nhật Bản cũng tích cực viện trợ ODA cho Việt Nam. Từ năm 1993 đến nay, Nhật Bản là quốc gia viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, với tổng số tiền lên tới 23 tỷ USD (chiếm khoảng 30% tổng cam kết viện trợ phát triển của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam), góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Các chương trình viện trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam tập trung vào ba lĩnh vực trọng tâm, gồm: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; cải thiện đời sống và các lĩnh vực xã hội; hoàn thiện thể chế pháp luật.
Mở rộng hợp tác đa dạng trên các lĩnh vực
Cùng với việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, Việt Nam và Nhật Bản còn tích cực triển khai mạnh mẽ các hoạt động hợp tác rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác, như giáo dục - đào tạo, an ninh - quốc phòng, giao lưu văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ.
Trong hợp tác giáo dục - đào tạo, hằng năm và ngay cả khi phải gánh chịu hậu quả nặng nề của thảm họa kép động đất và sóng thần, thông qua nguồn ODA từ nhiều quỹ tài chính khác nhau, Nhật Bản vẫn không ngừng cung cấp một số lượng đáng kể học bổng để đào tạo đại học và sau đại học cho các sinh viên và cán bộ khoa học - kỹ thuật của Việt Nam. Tháng 3-2008, hai bên đã ký Bản Ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp đào tạo 1.000 tiến sỹ cho Việt Nam đến năm 2020 và tiếp tục tăng các suất học bổng cho Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Năm 2014, hai bên ký kết “Chương trình hợp tác chiến lược về giáo dục và đào tạo Việt Nam - Nhật Bản”, khẳng định quyết tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản. Theo đó, phía Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực ở các trình độ khoa học, kỹ sư và nhân lực quản lý về nhiều lĩnh vực như năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, thông qua các chương trình Học bổng Chính phủ Nhật Bản (MEXT, các khóa đào tạo tiếng Nhật, các chương trình giao lưu...). Phía Việt Nam duy trì và tiếp tục cấp học bổng để cử sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản học tập thông qua các chương trình học bổng từ ngân sách nhà nước và các địa phương. Hiện nay, số lưu học sinh của Việt Nam tại Nhật Bản đã đạt trên 4.000 người, xếp thứ 3 sau Trung Quốc và Hàn Quốc.
Quan hệ an ninh - quốc phòng được hai nước đặc biệt quan tâm đẩy mạnh, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay, nhằm đối phó với nhiều thách thức, như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh, an toàn hàng hải… Tháng 10-2011, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Nhật Bản đã ký Bản Ghi nhớ hợp tác quốc phòng - an ninh Việt Nam - Nhật Bản. Theo đó, hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy và trao đổi quốc phòng trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp, quy định và chính sách quốc gia của mỗi nước. Cụ thể là, thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, tiến hành Đối thoại chính sách quốc phòng định kỳ cấp thứ trưởng, đào tạo nhân lực, trao đổi thông tin, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, hợp tác tại các diễn đàn quốc phòng quốc tế và khu vực; đồng thời hợp tác chặt chẽ trên các diễn đàn song phương và đa phương, nhằm kết nối một cách hiệu quả khuôn khổ hợp tác khu vực, đặc biệt là Hội nghị ADMM+.
Hợp tác văn hóa, du lịch giữa Việt Nam và Nhật Bản được thúc đẩy mạnh mẽ thông qua việc phối hợp tổ chức các hoạt động hai chiều nhằm quảng bá con người, văn hóa, nghệ thuật, trong đó có việc hằng năm tổ chức Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản và Nhật Bản tại Việt Nam. Hợp tác văn hóa giữa hai nước càng được thắt chặt hơn khi tháng 3-2008, Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam được thành lập. Sự kiện quan trọng này không chỉ góp phần củng cố sự hợp tác về kinh tế, chính trị giữa hai nước mà còn góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa.
Du lịch là lĩnh vực hợp tác đầy tiềm năng và là kênh quan trọng gắn bó quan hệ thường xuyên giữa nhân dân hai nước. Những năm gần đây, lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng tăng và trở thành một trong những nước có lượng khách đến Việt Nam lớn với 481.519 lượt khách (năm 2011), 576.386 lượt khách (năm 2012), 604.050 lượt khách (năm 2013), 648.000 lượt khách (năm 2014). Chính phủ hai nước đặt mục tiêu cùng nỗ lực hợp tác để thúc đẩy lượng khách du lịch Nhật Bản tới Việt Nam lên 1 triệu lượt khách/năm và 200.000 khách Việt Nam tới Nhật Bản vào năm 2017.
Hợp tác khoa học, công nghệ cũng được hai nước xúc tiến mạnh mẽ thông qua việc Nhật Bản tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển điện hạt nhân, an toàn bức xạ và hạt nhân; khai thác và chế biến đất hiếm; hợp tác chuẩn, đo lường, chất lượng và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, trên cơ sở nguồn vốn ODA của Nhật Bản, Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chính thức được khởi công vào tháng 9-2012. Giai đoạn dịch vụ kỹ thuật của Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc đang trong quá trình triển khai.
Tăng cường hợp tác và phát triển
Thực tế hơn 40 năm quan hệ hợp tác đã chứng minh, dù trải qua những lúc thăng trầm, song quan hệ Việt Nam - Nhật Bản có nhiều bước phát triển tốt đẹp, mang lại những lợi ích to lớn cho nhân dân hai nước. Đây được coi là cơ sở cho những triển vọng về một chương mới cho sự phát triển mạnh mẽ của mối quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”, Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới. Để mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển ổn định, và đi vào thực chất hơn, hai bên nhất trí đẩy mạnh quan hệ hợp tác, tiếp tục triển khai nhiều dự án trên các lĩnh vực.
Một là, về chính trị - ngoại giao. Hiện nay là thời điểm thuận lợi để hai nước Việt Nam và Nhật Bản thúc đẩy quan hệ song phương phát triển mạnh mẽ hơn nữa, bởi Nhật Bản đang triển khai chính sách đối ngoại đẩy mạnh quan hệ với các nước châu Á, còn Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập vào khu vực và thế giới. Giữa hai nước có sự tương đồng về quan điểm trên nhiều vấn đề quan trọng và có thể hỗ trợ lẫn nhau, hợp tác hiệu quả trên nhiều mặt. Nhật Bản không chỉ là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, là một trong những “đầu tàu” kinh tế ở châu Á, mà còn là thành viên của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), có trình độ công nghệ tiên tiến và hiện mong muốn đóng vai trò tích cực hơn nữa ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Còn Việt Nam, sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, thế và lực của đất nước trong khu vực và thế giới cũng được nâng lên rõ rệt.
Ngoài việc tiếp tục duy trì thường xuyên các chuyến thăm cấp cao, đồng thời tăng cường hơn nữa việc trao đổi và hợp tác ở cấp Bộ trưởng và quan chức cấp cao giữa các cơ quan liên quan của Chính phủ hai nước, thúc đẩy giao lưu Quốc hội, chính đảng, chính quyền địa phương và nhân dân hai nước; các cuộc họp của Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, cơ chế đối thoại chính trị cấp Thứ trưởng, đối thoại an ninh - chiến lược… sẽ là các điểm ưu tiên trong quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Hai là, về hợp tác kinh tế, đầu tư. Hai bên tích cực đẩy mạnh hơn nữa kết nối giữa các doanh nghiệp để tìm cơ hội hợp tác cùng có lợi, cải thiện môi trường đầu tư vào thị trường của nhau thông qua những hoạt động như “Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường kinh doanh với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam”; tận dụng tối đa các hiệu ứng tích cực từ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản; hợp tác chặt chẽ trong các mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và ASEAN, giữa Nhật Bản và các nước tiểu vùng Mê Công,...
Ba là, hợp tác chặt chẽ nhằm thực hiện có hiệu quả ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam, thực hiện nghiêm túc mọi biện pháp của Ủy ban hỗn hợp phòng chống tham nhũng ODA Việt Nam - Nhật Bản; tiếp tục gia tăng hợp tác trong các lĩnh vực cải thiện cơ sở hạ tầng, năng lượng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ, vận tải hàng hóa, công nghệ thông tin - viễn thông cùng với việc thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực mới, như sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, phát triển vũ trụ, máy bay thân thiện với môi trường.
Bốn là, chú trọng đẩy mạnh hơn nữa những lĩnh vực có thế mạnh, như giáo dục - đào tạo, hợp tác văn hóa. Đây là một phần quan trọng và lĩnh vực tiềm năng trong mối quan hệ hai nước. Việt Nam hiện có nhu cầu rất lớn về giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cả cấp Trung ương và ở cấp địa phương, cơ sở - một trong những khâu đột phá cho phát triển trong thời gian tới. Trong khi đó, Nhật Bản là quốc gia có thế mạnh trong lĩnh vực này và có nhu cầu đón nhận sinh viên nước ngoài học trong các trường đại học. Vì thế, hợp tác tốt trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hợp tác giữa các trường đại học và những liên kết giáo dục còn thúc đẩy sự hiểu biết hơn nữa của nhân dân hai nước về nền văn hóa, dân tộc của mỗi nước; từ đó mở ra nhiều hơn nữa cơ hội kinh doanh và giao lưu văn hóa giữa hai nước.
Năm là, hợp tác trên quan điểm bảo đảm an toàn cho con người đối với các vấn đề có quy mô toàn cầu như bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, chống thiên tai, dịch bệnh,… để có thể đi tới thỏa thuận về một cơ chế quốc tế công bằng và thiết thực.
Tóm lại, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hơn 40 năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ và sâu rộng. Với nền tảng vững chắc, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, cùng đóng góp vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang bước vào giai đoạn phát triển mới, với những bước tiến mạnh mẽ, toàn diện và thực chất trên nhiều lĩnh vực hợp tác./.
Một số khuyến nghị về xây dựng Luật Tiếp cận thông tin  (17/09/2015)
Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc góp ý vào dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng  (17/09/2015)
Nỗ lực phấn đấu đưa Nghệ An trở thành tỉnh kiểu mẫu như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (17/09/2015)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên