Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp xúc lãnh đạo các tổ chức tôn giáo
22:45, ngày 04-09-2015
Thực hiện kế hoạch công tác tiếp xúc với nhân dân, chiều 4-9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc với đại diện lãnh đạo các tổ chức tôn giáo tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận, nhằm lắng nghe phản ánh tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của các chức sắc, tổ chức và đồng bào tôn giáo, trên cơ sở đó có kiến nghị với các cơ quan chức năng giải quyết.
Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 33 đại biểu là lãnh đạo các tổ chức tôn giáo dự Hội nghị.
Tôn vinh các giá trị tích cực của các tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của dân tộc
Hiện, Nhà nước Việt Nam đã công nhận 41 tổ chức thuộc 14 tôn giáo, gồm: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Tin Lành, Hồi giáo, Đạo Tứ ân Hiếu nghĩa, Đạo Baha’i, Đạo Bửu sơn Kỳ hương, Minh Sư đạo, Minh Lý đạo - Tam Tông miếu, Bàlamôn, đạo Mặc Môn. Tổng cộng cả nước có hơn 22,1 triệu tín đồ các tôn giáo.
Các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay có khoảng 80.000 chức sắc, nhà tu hành; 113.803 chức việc; 25.922 cơ sở thờ tự, cơ sở sinh hoạt tôn giáo đang sử dụng; 102 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành và 761 cơ sở hoạt động từ thiện nhân đạo.
Bên cạnh các tôn giáo, hiện nay rất đông đảo người dân Việt Nam tham gia các sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng và các hành vi tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của dân tộc. Ước tính, 95% người dân Việt Nam có tín ngưỡng, tôn giáo. Các "hiện tượng tôn giáo mới" cũng có xu hướng gia tăng.
Tại buổi tiếp xúc, đại diện lãnh đạo các tổ chức tôn giáo đều hoan nghênh sáng kiến của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức hội nghị tiếp xúc của Đoàn Chủ tịch để lắng nghe tâm tư nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của các tôn giáo, qua đó góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ý kiến của lãnh đạo các tổ chức tôn giáo khẳng định từ ngày được công nhận tổ chức, hoạt động của chức sắc, chức việc, tín đồ và các tổ chức tôn giáo được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về nhiều phương diện. Các tôn giáo cũng có điều kiện và tích cực tham gia đóng góp vào các hoạt động phát triển cộng đồng, an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo...
Các đại biểu kiến nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần thường xuyên tiếp xúc, tăng cường đối thoại, lắng nghe, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các tôn giáo về việc thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật nói chung và đối với tôn giáo nói riêng.
Trên cơ sở đó, Mặt trận làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân với các tôn giáo, tăng cường đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giúp cho Đảng, Nhà nước, Mặt trận kịp thời nắm bắt đầy đủ tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của các tôn giáo; đồng thời giúp các tôn giáo hiểu đúng, nắm bắt kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...
Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần kiến nghị Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách pháp luật hiện hành về tôn giáo cần có những nội dung quy định cụ thể để quản lý và phát huy được những giá trị tốt đẹp trong tôn giáo và truyền thống của dân tộc, qua đó bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tôn vinh các giá trị tích cực của các tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của dân tộc.
Tại buổi tiếp xúc, một số ý kiến góp ý vào dự thảo lần thứ 5 dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Các ý kiến đều đánh giá, ghi nhận dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo lần này có nhiều nội dung mới, có nội dung cởi mở hơn và quy định rõ hơn so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành.
Dự án Luật cũng mở rộng hơn về đối tượng được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đã có những điều mở rộng hơn về đối tượng được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đã có chương quy định về tài sản của các tổ chức tôn giáo và quyền của các tổ chức tôn giáo trong việc tham gia phát triển cộng đồng; thời gian của cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết các nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo đã được rút ngắn hơn…
Ghi nhận ý kiến đóng góp của các tổ chức tôn giáo
Phát biểu tại buổi tiếp xúc, giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thiện Nhân cho biết trong năm 2015, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức thành các Đoàn để tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân, các giới trong đó có các tôn giáo trong cả nước.
Đây là lần thứ hai Đoàn Chủ tịch tổ chức tiếp xúc với lãnh đạo các tổ chức tôn giáo để lắng nghe tâm tư nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của các tôn giáo.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, ngay từ Hiến pháp đầu tiên đã khẳng định quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và Hiến pháp năm 2013 cũng đã khẳng định lại điều này.
Năm 2004, Việt Nam đã có pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và năm 2005 có Nghị định 92 của Chính phủ quy định chi tiết về biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo. Hiện nay, Quốc hội đang xây dựng dự án Luật tín ngưỡng tôn giáo và dự kiến sẽ thông qua vào kỳ họp cuối năm 2016.
Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, các tôn giáo đều sống hòa hợp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện để người Việt Nam được tự do sinh hoạt và hoạt động tôn giáo theo pháp luật, khuyến khích các tôn giáo tham gia đóng góp vào các hoạt động chung của xã hội, đoàn kết xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo.
Các tôn giáo ở Việt Nam đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động và các hoạt động từ thiện xã hội khác, tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc…
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: Dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo đang được xây dựng. Theo kế hoạch, tháng 10 năm nay, dự án luật sẽ đưa ra Quốc hội thảo luận phiên đầu tiên. Do vậy, những ý kiến đóng góp của các tổ chức tôn giáo sẽ được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ghi nhận và phản ánh đến Quốc hội về dự án luật này./.
Tôn vinh các giá trị tích cực của các tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của dân tộc
Hiện, Nhà nước Việt Nam đã công nhận 41 tổ chức thuộc 14 tôn giáo, gồm: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Tin Lành, Hồi giáo, Đạo Tứ ân Hiếu nghĩa, Đạo Baha’i, Đạo Bửu sơn Kỳ hương, Minh Sư đạo, Minh Lý đạo - Tam Tông miếu, Bàlamôn, đạo Mặc Môn. Tổng cộng cả nước có hơn 22,1 triệu tín đồ các tôn giáo.
Các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay có khoảng 80.000 chức sắc, nhà tu hành; 113.803 chức việc; 25.922 cơ sở thờ tự, cơ sở sinh hoạt tôn giáo đang sử dụng; 102 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành và 761 cơ sở hoạt động từ thiện nhân đạo.
Bên cạnh các tôn giáo, hiện nay rất đông đảo người dân Việt Nam tham gia các sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng và các hành vi tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của dân tộc. Ước tính, 95% người dân Việt Nam có tín ngưỡng, tôn giáo. Các "hiện tượng tôn giáo mới" cũng có xu hướng gia tăng.
Tại buổi tiếp xúc, đại diện lãnh đạo các tổ chức tôn giáo đều hoan nghênh sáng kiến của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức hội nghị tiếp xúc của Đoàn Chủ tịch để lắng nghe tâm tư nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của các tôn giáo, qua đó góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ý kiến của lãnh đạo các tổ chức tôn giáo khẳng định từ ngày được công nhận tổ chức, hoạt động của chức sắc, chức việc, tín đồ và các tổ chức tôn giáo được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về nhiều phương diện. Các tôn giáo cũng có điều kiện và tích cực tham gia đóng góp vào các hoạt động phát triển cộng đồng, an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo...
Các đại biểu kiến nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần thường xuyên tiếp xúc, tăng cường đối thoại, lắng nghe, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các tôn giáo về việc thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật nói chung và đối với tôn giáo nói riêng.
Trên cơ sở đó, Mặt trận làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân với các tôn giáo, tăng cường đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giúp cho Đảng, Nhà nước, Mặt trận kịp thời nắm bắt đầy đủ tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của các tôn giáo; đồng thời giúp các tôn giáo hiểu đúng, nắm bắt kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...
Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần kiến nghị Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách pháp luật hiện hành về tôn giáo cần có những nội dung quy định cụ thể để quản lý và phát huy được những giá trị tốt đẹp trong tôn giáo và truyền thống của dân tộc, qua đó bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tôn vinh các giá trị tích cực của các tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của dân tộc.
Tại buổi tiếp xúc, một số ý kiến góp ý vào dự thảo lần thứ 5 dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Các ý kiến đều đánh giá, ghi nhận dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo lần này có nhiều nội dung mới, có nội dung cởi mở hơn và quy định rõ hơn so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành.
Dự án Luật cũng mở rộng hơn về đối tượng được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đã có những điều mở rộng hơn về đối tượng được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đã có chương quy định về tài sản của các tổ chức tôn giáo và quyền của các tổ chức tôn giáo trong việc tham gia phát triển cộng đồng; thời gian của cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết các nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo đã được rút ngắn hơn…
Ghi nhận ý kiến đóng góp của các tổ chức tôn giáo
Phát biểu tại buổi tiếp xúc, giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thiện Nhân cho biết trong năm 2015, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức thành các Đoàn để tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân, các giới trong đó có các tôn giáo trong cả nước.
Đây là lần thứ hai Đoàn Chủ tịch tổ chức tiếp xúc với lãnh đạo các tổ chức tôn giáo để lắng nghe tâm tư nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của các tôn giáo.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, ngay từ Hiến pháp đầu tiên đã khẳng định quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và Hiến pháp năm 2013 cũng đã khẳng định lại điều này.
Năm 2004, Việt Nam đã có pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và năm 2005 có Nghị định 92 của Chính phủ quy định chi tiết về biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo. Hiện nay, Quốc hội đang xây dựng dự án Luật tín ngưỡng tôn giáo và dự kiến sẽ thông qua vào kỳ họp cuối năm 2016.
Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, các tôn giáo đều sống hòa hợp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện để người Việt Nam được tự do sinh hoạt và hoạt động tôn giáo theo pháp luật, khuyến khích các tôn giáo tham gia đóng góp vào các hoạt động chung của xã hội, đoàn kết xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo.
Các tôn giáo ở Việt Nam đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động và các hoạt động từ thiện xã hội khác, tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc…
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: Dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo đang được xây dựng. Theo kế hoạch, tháng 10 năm nay, dự án luật sẽ đưa ra Quốc hội thảo luận phiên đầu tiên. Do vậy, những ý kiến đóng góp của các tổ chức tôn giáo sẽ được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ghi nhận và phản ánh đến Quốc hội về dự án luật này./.
Bộ Công Thương họp báo thường kỳ tháng 8-2015  (04/09/2015)
Các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội tại bang Massachussetts  (04/09/2015)
Đại hội Thi đua yêu nước của Hội Nông dân và tỉnh Đắk Nông  (04/09/2015)
Đại hội Thi đua yêu nước của Hội Nông dân và tỉnh Đắk Nông  (04/09/2015)
Khởi công xây đường dây 110kV vượt biển dài nhất Việt Nam  (04/09/2015)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay