Các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội tại bang Massachussetts
22:45, ngày 04-09-2015
TCCSĐT - Trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ, sáng sớm 4-9 theo giờ Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gặp Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện bang Massachussetts và thăm trường Đại học danh tiếng Harvard.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến thành phố Boston, bang Massachusetts, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ (Ảnh: TTXVN) |
Đúng 10 giờ sáng 3-9, tức 21 giờ đêm cùng ngày theo giờ Việt Nam, chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Logan International, thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, bắt đầu thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Chủ tịch Thường trực danh dự Thượng viện Hoa Kỳ Ngài Patrick Leahy, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Ngài John Boehner và Chủ tịch Ủy ban Quân vụ, Thượng nghị sỹ John McCain.
Đón Chủ tịch Quốc hội và đoàn tại sân bay và thành phố Boston có Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh, một số cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam.
Được thành lập năm 1630, Boston là một trong những thành phố cổ xưa nhất và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Hoa Kỳ.
Boston cũng là thành phố lớn nhất ở New England, nổi tiếng với những trung tâm giáo dục bậc cao, hoạt động nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe, tài chính, và kỹ thuật, chủ yếu là kỹ thuật sinh học.
Sáng 4-9 (theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gặp Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện bang Massachussetts và thăm trường Đại học danh tiếng Harvard.
Trọng tâm chính của các cuộc tiếp xúc là thảo luận, thúc đẩy hợp tác giữa bang Massachussetts với các tỉnh, thành của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và giáo dục đào tạo.
Tại cuộc gặp Chủ tịch Thượng viện bang Massachussetts Stanley Rosenberg, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ vui mừng được tới thăm bang Massachussetts - nơi mà những năm đầu thế kỷ 20, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thời gian sinh sống, làm việc trên hành trình tìm đường cứu nước.
Khẳng định mục đích chuyến thăm Hoa Kỳ nhằm tiếp tục củng cố, đẩy mạnh quan hệ song phương giữa hai nước, hai Quốc hội ngày càng phát triển đi vào thực chất, hiệu quả hơn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tin tưởng sau những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, sẽ tạo xung lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên mọi lĩnh vực.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Ngài Chủ tịch Thượng viện bang Massachussetts tiếp tục ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên và kiều bào Việt Nam học tập và sinh sống tại đây; ủng hộ việc thành lập trường Full Bright cũng như hoạt động hợp tác giáo dục, nghiên cứu khoa học giữa các trường, cơ sở nghiên cứu của Massachussets với các cơ sở giáo dục của Việt Nam.
Chủ tịch Thượng viện Stanley Rosenberg nhấn mạnh, với thế mạnh về tài chính, du lịch, giáo dục và đào tạo, Massachussetts sẵn sàng hợp tác với Việt Nam; đồng thời cho rằng, trên cơ sở quan hệ hiểu biết lẫn nhau, chung mục tiêu thắt chặt quan hệ hợp tác sẽ góp phần đẩy mạnh hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa bang Massachussetts và các tỉnh thành của Việt Nam. Massachussets cũng sẽ tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp của bang Massachussetts tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư.
Trong cuộc gặp Chủ tịch Hạ viện bang Massachussetts Robert Delco, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã thông báo về những kết quả của Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ tư.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Ngài Robert Delco đã trao đổi về quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội, đặc biệt là các giải pháp tiến trình hợp tác đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, nhất là trong giáo dục, thương mại, đầu tư.
Hai bên thống nhất sẽ tăng cường trao đổi đoàn, tích cực xúc tiến thương mại và chia sẻ kinh nghiệm lập pháp.
Cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ cùng với bà con kiều bào, các du học sinh và những người bạn Mỹ đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (Ảnh: TTXVN) |
Tới thăm trường Đại học Harvard, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ sự ngưỡng mộ về ngôi trường nổi tiếng thế giới, nơi đào tạo nhiều lãnh đạo, nhà kinh tế học và tỷ phủ như Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gate, Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, Cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon.
Trao đổi với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, Ban Giám hiệu nhà trường, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, Việt Nam và Hoa Kỳ đang đứng trước nhiều cơ hội hợp tác mới, giàu tiềm năng vì vậy hai bên cần phát huy hiệu quả mối quan hệ hợp tác tốt đẹp này, trong đó có hợp tác về giáo dục và nghiên cứu khoa học.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn, trường Đại học Harvard tăng học bổng dành cho sinh viên Việt Nam, cũng như tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác đào tạo, giảng dạy với các trường đại học của Việt Nam.
Tại cuộc gặp, các chuyên gia, nhà nghiên cứu Chương trình Việt Nam của trường Harvard đã phân tích, trao đổi với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam về tình hình kinh tế thế giới và kinh tế của Việt Nam, đồng thời bày tỏ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách phát triển, quản lý kinh tế; tin tưởng Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ sớm được thông qua. Tuy nhiên, Việt Nam cần chú ý nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân để thích ứng với những thỏa thuận kinh tế sau hiệp định.
Các chuyên gia của Đại học Harvard cũng bày tỏ ấn tượng về thành tựu phát triển của Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế khu vực và toàn cầu; cho rằng đây là cơ sở vững chắc để kinh tế Việt Nam duy trì ổn định và tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Các nhà nghiên cứu cũng đề nghị Việt Nam mở rộng thu hút đầu tư, phát triển thêm ngành công nghiệp mới, lĩnh vực mới tiên tiến, hiện đại hiệu quả. Bên cạnh đó, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình đàm phán, ký kết các thỏa thuận kinh tế quốc tế, qua đó tiếp cận với chuỗi giá trị toàn cầu.
Đánh giá cao kết quả sửa đổi, hoàn thiện pháp luật của Việt Nam, nhất là trong điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại, các chuyên gia cũng khuyến nghị Việt Nam cần chú trọng hơn nữa tăng cường năng lực cho đội ngũ hoạch định và thực thi chính sách, đáp ứng với bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước.
Thăm trường Đại học Quản lý Nhà nước Harvard Kennedy - cơ sở đào tạo khoa học quản lý nổi tiếng với những diễn đàn hoạch định chính sách, Chủ tịch Quốc hội đã nghe giới thiệu, tham quan cơ sở vật chất của nhà trường.
Đại học Quản lý Nhà nước Harvard Kennedy hiện đang cung cấp hai hệ đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ, trong số khoảng 1.000 sinh viên quốc tế theo học tại nhà trường, có cả những sinh viên Việt Nam. Từ cơ sở đào tạo này, nhiều sinh viên xuất sắc đã trở thành các nhà lãnh đạo cao cấp trên nhiều lĩnh vực của Hoa Kỳ cũng như các quốc gia trên thế giới./.
Đại hội Thi đua yêu nước của Hội Nông dân và tỉnh Đắk Nông  (04/09/2015)
Đại hội Thi đua yêu nước của Hội Nông dân và tỉnh Đắk Nông  (04/09/2015)
Khởi công xây đường dây 110kV vượt biển dài nhất Việt Nam  (04/09/2015)
Nga và Nhật Bản hợp tác khoan thăm dò dầu khí ở Việt Nam  (04/09/2015)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay