Diễn đàn khoa học “Kinh tế Việt Nam 2016-2020: Một số đột phá phát triển”
21:04, ngày 04-09-2015
Sáng 4-9, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Diễn đàn khoa học “Kinh tế Việt Nam 2016-2020: Một số đột phá phát triển”.
Diễn đàn được tổ chức nhằm tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các luận cứ khoa học và thực tiễn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020), góp phần thiết thực vào việc xây dựng Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng.
200 đại biểu đại diện các bộ, ban, ngành, địa phương, các viện, trường, đơn vị nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học đã tham dự diễn đàn.
Năm năm qua, trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành quả quan trọng.
Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên rõ rệt; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, an sinh và phúc lợi xã hội được bảo đảm, duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế đã đạt được kết quả bước đầu.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế sâu, rộng. Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm; bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được chú trọng hơn.
Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện rõ rệt; chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững.
Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XI, Trung ương và Quốc hội đề ra chưa đạt được. Kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp so với yêu cầu; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế chuyển biến chậm.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hoàn thiện chậm; chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn còn là những điểm yếu cản trở sự phát triển.
Một số hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường chậm được khắc phục; xuất hiện nguy cơ đe dọa hòa bình, ổn định, chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Trên cơ sở phân tích những thành tựu, hạn chế, tồn tại của nền kinh tế trong thời gian qua, Diễn đàn tập trung vào 2 nhóm vấn đề chính: Nhóm vấn đề về thể chế, tư duy mới cho phát triển kinh tế; Nhóm vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP).
Một trong ba đột phá đề ra tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.
Ngày 29-9-2014, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 103-KL/TW về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, gồm tiếp tục đổi mới tư duy và nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; phát triển đồng bộ các loại thị trường; hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng chương trình, dự án, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường.
Hoàn thiện thể chế vùng kinh tế trọng điểm, liên kết vùng, quy hoạch và phân công, phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương; xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền; tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo vai trò làm chủ của nhân dân, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi cụ thể về các vấn đề có tính chất đột phá, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam, đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tư duy phát triển kinh tế; những giải pháp là trọng tâm, là đột phá về thể chế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong thời gian tới.
Mô hình tăng trưởng kinh tế những năm sắp tới của Việt Nam được khuyến nghị nên là mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, hiệu quả hướng tới sự phát triển nhanh và bền vững, trong đó tăng trưởng dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, lấy tăng trưởng theo chiều sâu là hướng chủ đạo; được thực hiện trên nền tảng thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
Các đại biểu tiếp tục làm rõ vấn đề mô hình tăng trưởng kinh tế đó sẽ triển khai cụ thể trong thực tế như thế nào; các giải pháp để gia tăng vai trò của TFP trong mô hình đó; các mục tiêu, ưu tiên cho mục tiêu cần xác định trong giai đoạn 2016-2020 để phân bổ nguồn lực; vai trò của các chủ thể kinh tế trong triển khai mô hình tăng trưởng kinh tế.
Các đại biểu trao đổi cụ thể những giải pháp trọng tâm, trọng điểm để có thể tạo đột phá trong thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, tháo gỡ các điểm nghẽn của nền kinh tế nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, nâng cao trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh của các ngành, doanh nghiệp, sản phẩm và nền kinh tế; thực hiện cơ cấu lại đồng bộ, toàn diện trong các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế trên phạm vi cả nước và từng địa phương, đơn vị, cơ sở, sản phẩm chủ yếu, với tầm nhìn dài hạn và có lộ trình cụ thể; gắn kết chặt chẽ giữa “tổng thể” và các “trọng tâm” trong cơ cấu lại nền kinh tế./.
200 đại biểu đại diện các bộ, ban, ngành, địa phương, các viện, trường, đơn vị nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học đã tham dự diễn đàn.
Năm năm qua, trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành quả quan trọng.
Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên rõ rệt; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, an sinh và phúc lợi xã hội được bảo đảm, duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế đã đạt được kết quả bước đầu.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế sâu, rộng. Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm; bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được chú trọng hơn.
Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện rõ rệt; chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững.
Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XI, Trung ương và Quốc hội đề ra chưa đạt được. Kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp so với yêu cầu; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế chuyển biến chậm.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hoàn thiện chậm; chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn còn là những điểm yếu cản trở sự phát triển.
Một số hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường chậm được khắc phục; xuất hiện nguy cơ đe dọa hòa bình, ổn định, chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Trên cơ sở phân tích những thành tựu, hạn chế, tồn tại của nền kinh tế trong thời gian qua, Diễn đàn tập trung vào 2 nhóm vấn đề chính: Nhóm vấn đề về thể chế, tư duy mới cho phát triển kinh tế; Nhóm vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP).
Một trong ba đột phá đề ra tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.
Ngày 29-9-2014, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 103-KL/TW về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, gồm tiếp tục đổi mới tư duy và nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; phát triển đồng bộ các loại thị trường; hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng chương trình, dự án, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường.
Hoàn thiện thể chế vùng kinh tế trọng điểm, liên kết vùng, quy hoạch và phân công, phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương; xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền; tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo vai trò làm chủ của nhân dân, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi cụ thể về các vấn đề có tính chất đột phá, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam, đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tư duy phát triển kinh tế; những giải pháp là trọng tâm, là đột phá về thể chế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong thời gian tới.
Mô hình tăng trưởng kinh tế những năm sắp tới của Việt Nam được khuyến nghị nên là mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, hiệu quả hướng tới sự phát triển nhanh và bền vững, trong đó tăng trưởng dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, lấy tăng trưởng theo chiều sâu là hướng chủ đạo; được thực hiện trên nền tảng thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
Các đại biểu tiếp tục làm rõ vấn đề mô hình tăng trưởng kinh tế đó sẽ triển khai cụ thể trong thực tế như thế nào; các giải pháp để gia tăng vai trò của TFP trong mô hình đó; các mục tiêu, ưu tiên cho mục tiêu cần xác định trong giai đoạn 2016-2020 để phân bổ nguồn lực; vai trò của các chủ thể kinh tế trong triển khai mô hình tăng trưởng kinh tế.
Các đại biểu trao đổi cụ thể những giải pháp trọng tâm, trọng điểm để có thể tạo đột phá trong thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, tháo gỡ các điểm nghẽn của nền kinh tế nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, nâng cao trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh của các ngành, doanh nghiệp, sản phẩm và nền kinh tế; thực hiện cơ cấu lại đồng bộ, toàn diện trong các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế trên phạm vi cả nước và từng địa phương, đơn vị, cơ sở, sản phẩm chủ yếu, với tầm nhìn dài hạn và có lộ trình cụ thể; gắn kết chặt chẽ giữa “tổng thể” và các “trọng tâm” trong cơ cấu lại nền kinh tế./.
Nga và Nhật Bản hợp tác khoan thăm dò dầu khí ở Việt Nam  (04/09/2015)
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 25-9-2015  (04/09/2015)
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 25-9-2015  (04/09/2015)
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Sơn La: Tiềm năng, lợi thế và những khó khăn  (04/09/2015)
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong quá trình cải cách hành chính  (04/09/2015)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay