Mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm buôn bán người qua biên giới
22:25, ngày 04-07-2015
TCCSĐT - Ngày 02-7-2015, tại thành phố Cần Thơ, Tổng Cục Cảnh sát - Bộ Công an Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Cảnh sát Hoàng gia - Bộ Nội vụ Cam-pu-chia và Tổng Cục Cảnh sát - Bộ An ninh Lào tổ chức Hội nghị triển khai đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên tuyến biên giới Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào năm 2015.
Trong đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm này, Tổng cục Cảnh sát Việt Nam sẽ tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh triệt phá các đường dây, băng ổ nhóm tội phạm mua bán người; tổ chức điều tra, khám phá các vụ án mua bán người, đưa các đối tượng phạm tội ra xử lý nghiêm trước pháp luật. Lực lượng cảnh sát sẽ tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, các đơn vị, địa phương trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em, giải cứu, tiếp nhận nạn nhân và truy bắt các đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã về tội mua bán người. Đồng thời, lực lượng cảnh sát Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhất là hợp tác với cảnh sát các nước Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia để trao đổi thông tin về tội phạm, phối hợp xác minh, điều tra xử lý các vụ việc, vụ án liên quan đến mua bán người có yếu tố nước ngoài.
Kế hoạch này được triển khai trên phạm vi toàn quốc, tập trung vào các tuyến biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc. Tại Hội nghị, đại diện lực lượng cảnh sát các nước Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam đã thống nhất mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trong 3 tháng từ ngày 01-7 đến ngày 30-9-2015. Trong đợt cao điểm này, lực lượng cảnh sát các tỉnh biên giới 3 nước sẽ tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, thống nhất kế hoạch mở các đợt tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người; phối hợp hỗ trợ điều tra, xác minh, thu thập tài liệu, truy bắt đối tượng phạm tội đang lẩn trốn, giải cứu nạn nhân...
Lực lượng cảnh sát sẽ tập trung vào các đối tượng có tiền án, tiền sự, có điều kiện, khả năng phạm tội mua bán người; các đối tượng có biểu hiện nghi vấn phạm tội xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài; các đối tượng thường xuyên qua lại biên giới, có người thân ở nước ngoài, tổ chức hoạt động kinh doanh các dịch vụ nhạy cảm như: nhà nghỉ, nhà hàng ka-ra-ô-kê, mát-xa bên kia biên giới có biểu hiện mua bán người.
Theo nhận định của Tổng Cục Cảnh sát Việt Nam, tội phạm mua bán người thời gian qua có những diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng, đặc biệt trên các tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Cam-pu-chia, Việt Nam - Lào. Bọn tội phạm mua bán người luôn thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động với các hành vi mua bán người để ép hoạt động mại dâm, ép làm vợ bất hợp pháp, mua bán người thông qua môi giới hôn nhân bất hợp pháp, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, thông qua hình thức đưa người lao động ra nước ngoài, đi du lịch, tham quan, đẻ thuê, mua bán trẻ sơ sinh,…
Tại địa bàn biên giới Việt Nam - Lào, nạn nhân của các vụ mua bán người thường bị đưa sang Lào làm mại dâm hoặc lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, lao động tại các công trường, các khu khai thác khoáng sản, các ổ mại dâm trá hình,… Tại địa bàn biên giới Việt Nam và Cam-pu-chia, bọn tội phạm mua bán người đã lừa nhiều phụ nữ, trẻ em đưa sang Cam-pu-chia bán cho các chủ chứa mại dâm, đưa vào hoạt động mại dâm tại các sòng bạc, trường gà, cơ sở mát-xa, nhà nghỉ,….
Theo báo cáo của công an các địa phương và bộ đội biên phòng Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2015, cả nước phát hiện 200 vụ mua bán người, với 310 đối tượng có liên quan, 508 nạn nhân đã bị lừa bán, hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Cùng thời gian này, lực lượng công an, biên phòng đã điều tra, phá 136 vụ án, bắt 227 đối tượng. Riêng ở tuyến biên giới Việt Nam- Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia đã lực lượng công an, biên phòng đã giải cứu được 110 nạn nhân./.
Kế hoạch này được triển khai trên phạm vi toàn quốc, tập trung vào các tuyến biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc. Tại Hội nghị, đại diện lực lượng cảnh sát các nước Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam đã thống nhất mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trong 3 tháng từ ngày 01-7 đến ngày 30-9-2015. Trong đợt cao điểm này, lực lượng cảnh sát các tỉnh biên giới 3 nước sẽ tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, thống nhất kế hoạch mở các đợt tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người; phối hợp hỗ trợ điều tra, xác minh, thu thập tài liệu, truy bắt đối tượng phạm tội đang lẩn trốn, giải cứu nạn nhân...
Lực lượng cảnh sát sẽ tập trung vào các đối tượng có tiền án, tiền sự, có điều kiện, khả năng phạm tội mua bán người; các đối tượng có biểu hiện nghi vấn phạm tội xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài; các đối tượng thường xuyên qua lại biên giới, có người thân ở nước ngoài, tổ chức hoạt động kinh doanh các dịch vụ nhạy cảm như: nhà nghỉ, nhà hàng ka-ra-ô-kê, mát-xa bên kia biên giới có biểu hiện mua bán người.
Theo nhận định của Tổng Cục Cảnh sát Việt Nam, tội phạm mua bán người thời gian qua có những diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng, đặc biệt trên các tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Cam-pu-chia, Việt Nam - Lào. Bọn tội phạm mua bán người luôn thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động với các hành vi mua bán người để ép hoạt động mại dâm, ép làm vợ bất hợp pháp, mua bán người thông qua môi giới hôn nhân bất hợp pháp, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, thông qua hình thức đưa người lao động ra nước ngoài, đi du lịch, tham quan, đẻ thuê, mua bán trẻ sơ sinh,…
Tại địa bàn biên giới Việt Nam - Lào, nạn nhân của các vụ mua bán người thường bị đưa sang Lào làm mại dâm hoặc lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, lao động tại các công trường, các khu khai thác khoáng sản, các ổ mại dâm trá hình,… Tại địa bàn biên giới Việt Nam và Cam-pu-chia, bọn tội phạm mua bán người đã lừa nhiều phụ nữ, trẻ em đưa sang Cam-pu-chia bán cho các chủ chứa mại dâm, đưa vào hoạt động mại dâm tại các sòng bạc, trường gà, cơ sở mát-xa, nhà nghỉ,….
Theo báo cáo của công an các địa phương và bộ đội biên phòng Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2015, cả nước phát hiện 200 vụ mua bán người, với 310 đối tượng có liên quan, 508 nạn nhân đã bị lừa bán, hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Cùng thời gian này, lực lượng công an, biên phòng đã điều tra, phá 136 vụ án, bắt 227 đối tượng. Riêng ở tuyến biên giới Việt Nam- Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia đã lực lượng công an, biên phòng đã giải cứu được 110 nạn nhân./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị thăm chính thức Hoa Kỳ  (03/07/2015)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gặp Bộ trưởng Ngoại giao Italy  (03/07/2015)
Cần Thơ tăng trưởng cao nhất trong các thành phố trực thuộc Trung ương  (03/07/2015)
Triển vọng đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Đông Nam Á  (03/07/2015)
Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Nhật Bản  (03/07/2015)
Triển khai thực hiện Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư năm 2014  (03/07/2015)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên