Lễ ký hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu
23:11, ngày 29-05-2015
Sau hơn 2 năm tích cực đàm phán, ngày 29-5 tại tỉnh Burabai, Cộng hòa Kazakhstan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng Liên minh Kinh tế Á - Âu và Thủ tướng các nước thành viên bao gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan đã ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do, một hiệp định có ý nghĩa chiến lược cho cả Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, mở ra một trang mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh nói chung và với từng nước thành viên nói riêng.
Lễ ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do lần này được tổ chức nhân cuộc họp của Hội đồng liên Chính phủ của Liên minh Kinh tế Á - Âu ở cấp thủ tướng tại tỉnh Burabai, Kazakhstan.
Phát biểu trước báo chí ngay sau Lễ ký, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của Đoàn đàm phán hai bên trong hơn 2 năm qua để thống nhất nội dung và đi đến ký chính thức Hiệp định với nhiều điều khoản linh hoạt, có mức độ cam kết cao và bảo đảm cân bằng lợi ích, tính đến điều kiện cụ thể của từng bên.
Thủ tướng khẳng định thị trường Việt Nam với hơn 90 triệu dân sẽ là một điểm đến mới cho hàng hóa các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng sau khi Hiệp định Thương mại tự do chính thức có hiệu lực, hàng hóa có thế mạnh của Việt Nam sẽ thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Liên minh kinh tế Á - Âu, góp phần làm đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu của người dân các nước thành viên của Liên minh và khẳng định là một thành viên năng động của ASEAN, Việt Nam sẽ nỗ lực để Liên minh Kinh tế Á - Âu mở rộng quan hệ với Cộng đồng ASEAN - một thị trường thống nhất, phát triển năng động có 600 triệu dân với GDP đạt khoảng 2.500 tỷ USD.
Bày tỏ hài lòng trước việc Liên minh và Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại tự do, Chủ tịch Ban thường trực Ủy ban Kinh tế Á - Âu Viktor Khristenko cho biết Hiệp định này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường tiêu thụ của 5 quốc gia với 180 triệu dân, quy mô GDP trên 2.500 tỷ USD, được hưởng nhiều điều kiện ưu đãi, thuận lợi hóa về hải quan, giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam.
Thủ tướng Kazakhstan Karim Masimov trong bài phát biểu của mình bày tỏ cảm ơn Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tham gia Lễ ký kết Hiệp định Thương mại tự do, góp phần làm nên thành công của cuộc họp Hội đồng liên Chính phủ Liên minh Kinh tế Á - Âu, coi đây là một sự kiện quan trọng của quá trình hoạt động và đa dạng hoá các kênh hợp tác của Liên minh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ cảm ơn nước chủ nhà Kazakhstan về sự đón tiếp nồng hậu và tin tưởng rằng sau khi ký chính thức Hiệp định, Việt Nam và các nước thành viên Liên minh sẽ nhanh chóng hoàn tất các thủ tục phê duyệt nội bộ để Hiệp định sớm có hiệu lực và triển khai thành công, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân của hai bên./.
Phát biểu trước báo chí ngay sau Lễ ký, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của Đoàn đàm phán hai bên trong hơn 2 năm qua để thống nhất nội dung và đi đến ký chính thức Hiệp định với nhiều điều khoản linh hoạt, có mức độ cam kết cao và bảo đảm cân bằng lợi ích, tính đến điều kiện cụ thể của từng bên.
Thủ tướng khẳng định thị trường Việt Nam với hơn 90 triệu dân sẽ là một điểm đến mới cho hàng hóa các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng sau khi Hiệp định Thương mại tự do chính thức có hiệu lực, hàng hóa có thế mạnh của Việt Nam sẽ thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Liên minh kinh tế Á - Âu, góp phần làm đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu của người dân các nước thành viên của Liên minh và khẳng định là một thành viên năng động của ASEAN, Việt Nam sẽ nỗ lực để Liên minh Kinh tế Á - Âu mở rộng quan hệ với Cộng đồng ASEAN - một thị trường thống nhất, phát triển năng động có 600 triệu dân với GDP đạt khoảng 2.500 tỷ USD.
Bày tỏ hài lòng trước việc Liên minh và Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại tự do, Chủ tịch Ban thường trực Ủy ban Kinh tế Á - Âu Viktor Khristenko cho biết Hiệp định này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường tiêu thụ của 5 quốc gia với 180 triệu dân, quy mô GDP trên 2.500 tỷ USD, được hưởng nhiều điều kiện ưu đãi, thuận lợi hóa về hải quan, giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam.
Thủ tướng Kazakhstan Karim Masimov trong bài phát biểu của mình bày tỏ cảm ơn Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tham gia Lễ ký kết Hiệp định Thương mại tự do, góp phần làm nên thành công của cuộc họp Hội đồng liên Chính phủ Liên minh Kinh tế Á - Âu, coi đây là một sự kiện quan trọng của quá trình hoạt động và đa dạng hoá các kênh hợp tác của Liên minh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ cảm ơn nước chủ nhà Kazakhstan về sự đón tiếp nồng hậu và tin tưởng rằng sau khi ký chính thức Hiệp định, Việt Nam và các nước thành viên Liên minh sẽ nhanh chóng hoàn tất các thủ tục phê duyệt nội bộ để Hiệp định sớm có hiệu lực và triển khai thành công, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân của hai bên./.
Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016  (29/05/2015)
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án luật phí và kế toán  (29/05/2015)
Việt Nam là đối tác đầu tiên ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á - Âu  (29/05/2015)
Việt Nam và Myanmar thúc đẩy hợp tác song phương nhiều mặt  (29/05/2015)
Ngoại giao đoàn hỗ trợ Bắc Trung Bộ đầu tư cơ sở hạ tầng  (29/05/2015)
Kho bạc Nhà nước đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì  (29/05/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay