Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh mùa Thu của EU Ngày 15-10
Hội nghị Thượng đỉnh mùa Thu của Liên minh châu Âu (EU) đã khai mạc tại thủ đô Brúc-xen của Vương quốc Bỉ.
Vấn đề bao trùm trong các cuộc thảo luận kéo dài 2 ngày của hội nghị là cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới với những hậu quả nghiêm trọng không dễ giải quyết một cách nhanh chóng.
Đây là một trong những vấn đề nóng bỏng đã được các Bộ trưởng Ngoại giao 27 nước thành viên EU thảo luận trước trong cuộc họp ngày 13-10 tại Luc-xem-bua.
Theo giới phân tích, hội nghị này là cơ hội để EU củng cố ý chí và sự gắn kết trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của khối. Các bộ trưởng EU dự kiến cố gắng tìm ra một phương thuốc hữu hiệu nhằm trấn an các thị trường tiền tệ cũng như các cổ đông ngân hàng về một tương lai bình ổn sau khi đã tung ra thị trường 2.000 tỉ euro để bảo đảm cho những khoản tín dụng của các ngân hàng liên Âu và trợ giúp những ngân hàng đang gặp khó khăn.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Giô-sê ma-nu-en Bác-rô-xô (Jose Manuel Barroso) tỏ ý tin tưởng hội nghị sẽ đạt được sự đồng thuận, song ông cũng cảnh báo các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên EU khi nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đặt các chính phủ EU vào tình thế khó khăn trong việc thực thi các kế hoạch về môi trường.
Các quan chức EU cho biết Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di, nước hiện là Chủ tịch EU, sẽ kêu gọi triệu tập vào tháng tới một hội nghị quốc tế quan trọng nhằm nhất trí về những nguyên tắc cải cách thị trường tài chính thế giới, với sự tham gia của các nước nhóm G-8 và G-20.
Ngoài vấn đề khủng hoảng tài chính và biến đổi khí hậu, những người tham dự hội nghị còn thảo luận về tương lai quan hệ giữa EU và Nga.
Tại hội nghị này, các nước thành viên EU sẽ phải đưa ra quyết định liệu có nên nối lại ngay các cuộc đàm phán với Nga về một hiệp định hợp tác và đối tác mới, vốn bị nguyên thủ các nước EU quyết định "hoãn lại" tại Hội nghị thượng đỉnh bất thường họp ngày 1-9 vừa qua.
Hội nghị Thượng đỉnh mùa Thu của EU bế mạc chiều 16-10./.
Cuộc chiến chống đói nghèo còn nhiều gian nan  (16/10/2008)
Cuộc chiến chống đói nghèo còn nhiều gian nan  (16/10/2008)
Vượt qua khó khăn thách thức, tranh thủ thời cơ thuận lợi, đưa đất nước tiếp tục phát triển bền vững  (16/10/2008)
Diễn văn khai mạc Kỳ họp thứ tư của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng  (16/10/2008)
Nhật Bản coi trọng hợp tác ODA với Việt Nam  (16/10/2008)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay