Nâng cao năng lực kinh doanh của nông dân trong hoạt động kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Để tiếp tục cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị sản xuất - kinh doanh và vị thế của người nông dân, góp phần thực hiện tốt yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng bền vững, Tỉnh ủy Hà Nam phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đồng tổ chức Tọa đàm “Nâng cao năng lực kinh doanh của nông dân trong hoạt động kinh tế nông nghiệp, nông thôn”.
Đồng chí Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam phát biểu tại Tọa đàm
Tọa đàm đã tập trung thảo luận những vấn đề trọng tâm sau:
Một là, xây dựng nền công nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; cơ chế, chính sách để huy động nâng cao các nguồn lực, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao trình độ, năng lực và đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.
Hai là, đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của hộ nông nghiệp (nông nghiệp, lầm nghiệp, thủy sản) về quy mô, trình độ canh tác, hiệu quả đầu tư; năng lực của nông dân (trình độ, kỹ năng lao động, quản lý, thu nhập, mức sống hiện tại); các điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội, vị trí, vai trò, tác động của nông dân trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.
Ba là, nâng cao năng lực kinh doanh của nông dân trong quá trình hội nhập quốc tế (nâng cao trình độ, quy mô sản xuất hình thành các trang trại, các chủ cơ sở sản xuất, dịch vụ, doanh nghiệp ở nông thôn); mối quan hệ giữa hộ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện nay; yêu cầu nâng cao năng lực kinh doanh của hộ nông dân trong “xây dựng cánh đồng lớn”; hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp, gắn sản xuất với thị trường.
Tại Tọa đàm, các đại biểu đã đề xuất một số cơ chế, chính sách của trung ương và địa phương đối với nông dân; hỗ trợ, động viên, khen thưởng kịp thời của chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội để nông dân thực sự là chủ thể của quá trình xây dựng nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại.
Tọa đàm cũng được lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình, hộ nông dân điển hình trong sản xuất kinh doanh, trong tổ chức sản xuất nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, chuyển đổi phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, như Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Ngọc Động, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Yên Bắc hay mô hình sản xuất kinh doanh hộ gia đình của ông Nguyễn Văn Khu (xã Duy Tiên),…
Đồng chí Lê Huy Ngọ cho rằng cần nâng cao năng lực và phát triển tố chất kinh doanh của nông dân
Phát biểu tham luận, đồng chí Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng cần nâng cao năng lực và phát triển tố chất kinh doanh của nông dân bằng việc tạo lập môi trường kinh doanh ngay trong hoạt động sản xuất nhỏ, để thu hút doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp về nông thôn; từ đó, những người nông dân sản xuất nhỏ lẻ, phân tán sẽ chuyển dần sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung, gắn với thị trường và tạo ra sản phẩm chủ lực gắn với thị trường. Bên cạnh đó, cần khơi thông truyền thống thông qua phát triển các làng nghề, dịch vụ; có những cơ chế, chính sách phù hợp, như kiểm soát đất đai bằng việc cho thuê, mượn đất dài hạn, công khai, minh bạch;…
Kết luận Tọa đàm, PGS, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định những ý kiến đóng góp về luận cứ khoa học, những kinh nghiệm quý báu, các giải pháp hay và cách làm hiệu quả được đưa ra thảo luận nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của nông dân trong hoạt động kinh tế nông nghiệp, nông thôn, sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân nông thôn của cả nước nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng; góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa tỉnh Hà Nam cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020./.
"Tiến trình cải cách ở Việt Nam tạo được ấn tượng mạnh mẽ"  (22/04/2015)
Tiếp tục nâng cao công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong lực lượng Công an nhân dân  (22/04/2015)
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26  (22/04/2015)
Lựa chọn 6 dịch vụ hành chính để đo chỉ số hài lòng của dân  (22/04/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Ưu tiên tăng cường kết nối Á - Phi  (22/04/2015)
Tổng Bí thư lưu ý Lạng Sơn cần kết hợp kinh tế với quốc phòng  (22/04/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên