Báo NewEurope đăng bài viết của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh
Mở đầu bài viết, Phó Thủ tướng nêu rõ trong bối cảnh thế giới trải qua năm 2014 với tình hình kinh tế ảm đạm, tình hình chính trị với xung đột, mâu thuẫn, nhiều điểm nóng nổi lên tại nhiều quốc gia khu vực thì khu vực Đông Nam Á lại có mức tăng trưởng kinh tế rất tốt với tỷ lệ 5%, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực tiếp tục tăng, thậm chí lần đầu tiên sau nhiều năm vượt mức đầu tư vào Trung Quốc, là một trong số ít các khu vực duy trì ổn định, hòa bình, hợp tác, tạo điều kiện cho phát triển.
Về đối ngoại, trong năm 2014, ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý, duy trì các mối quan hệ hợp tác tại Đông Nam Á, nổi bật là chuẩn bị sẵn sàng cho việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 như dự kiến. Các đối tác bên ngoài khu vực - bao gồm cả Liên minh châu Âu (EU), tiếp tục phát triển quan hệ với ASEAN trên cả bề rộng và chiều sâu. EU coi ASEAN là một trong những chủ thể chính trong nỗ lực xây dựng các cấu trúc chính trị, an ninh khu vực, đảm bảo an ninh, hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Phó Thủ tướng đưa ra dự báo năm 2015, Đông Nam Á sẽ phải đối mặt với không ít thách thức trong đó có việc phải thích nghi với cả sự hợp tác cũng như cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc, các nước lớn ngay tại khu vực. Thách thức lớn nhất với các nước ASEAN chính là khó khăn trong việc đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra, mà một trong ba mục tiêu trụ cột là thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN trong năm 2015.
Để đi đúng lộ trình phát triển, điều kiện tiên quyết là môi trường an ninh, hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển tại khu vực, đặc biệt là an ninh, hòa bình, ổn định và hợp tác trên Biển Đông. Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, khả năng đạt được những giải pháp hợp tác, hòa bình trong ngắn hạn, trước mắt ngày càng trở nên phức tạp, khó khăn, xuất phát từ sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc, sự bất cân bằng lực lượng và thậm chí là sự thiếu lòng tin chiến lược giữa các bên liên quan. Các tranh chấp về lãnh thổ và các vùng biển dự kiến sẽ trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn, kèm theo là các vấn đề an ninh phi truyền thống như cướp biển, tội phạm xuyên quốc gia, và di cư bất hợp pháp gây mất trật tự hoặc có khả năng trở nên gay gắt hơn.
Liên quan đến giải quyết tranh chấp Biển Đông, Phó Thủ tướng nhấn mạnh ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý sớm hướng tới ký kết “Quy tắc ứng xử ở Biển Đông - COC” trong khi các bên liên quan sẽ nỗ lực hết mình để sớm đạt được các biện pháp giải quyết tranh chấp trên cơ sở các cơ chế hiện có, trong đó nhấn mạnh vai trò của các cơ chế đa phương, bao gồm cả các cơ chế với trung tâm là ASEAN. Việc Trung Quốc tuyên bố năm 2015 là “Năm của Trung Quốc - Hợp tác Hàng hải ASEAN” có thể hứa hẹn tạo môi trường hòa bình, thân thiện và hài hòa trên Biển Đông cũng như hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.
Đề cập tới tình hình Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết trong năm 2015, Việt Nam dự kiến sẽ kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nâng tổng số các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký lên con số 12 với sự tham gia của hơn 50 quốc gia, trong đó có 15 thành viên của G20.
Cũng theo Phó Thủ tướng, Việt Nam là thành viên ASEAN đầu tiên và có lẽ là duy nhất đã ký kết FTA, song phương hoặc đa phương, với tất cả các cường quốc, nền kinh tế trên thế giới. Trong năm 2015, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng tốc cải cách kinh tế, với ưu tiên tăng cường thể chế kinh tế thị trường và tinh giản bộ máy quan liêu, tiếp tục coi duy trì hòa bình, ổn định là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển.
Ông hoàn toàn tin tưởng vào việc các nước lớn với vị thế thuận lợi, sức mạnh và ảnh hưởng sẽ là những nước đầu tiên thực hiện việc tự kiềm chế trong các tranh chấp, các nước này có đầy đủ cơ sở, công cụ để đóng góp cho việc xây dựng lòng tin, hướng tới các giải pháp hòa bình cho các tranh chấp tại khu vực. Các nước dù là lớn hay nhỏ, dù phát triển hay kém phát triển đều bình đẳng trong việc thể hiện quan điểm và lợi ích của họ. Các thành viên ASEAN cũng như những quốc gia khu vực liên quan đều phải có trách nhiệm trong hợp tác chặt chẽ nhằm giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn tới tranh chấp, xung đột.
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong quá trình phát triển chung của ASEAN, nhấn mạnh tầm quan trọng của các cơ chế đa phương trong giải quyết xung đột mà cụ thể là vai trò trung tâm của ASEAN với các cơ chế, cấu trúc an ninh khu vực nhằm duy trì luật pháp quốc tế, bảo đảm an ninh ổn định vì mục tiêu phát triển.
Về quan hệ Việt Nam - EU, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định EU là một trong những đối tác toàn diện, quan trọng nhất, hợp tác, hỗ trợ trong suốt quá trình cải cách của Việt Nam. Mối quan hệ giữa hai bên phong phú, hiện đại, và sôi động. Ở cấp độ khu vực EU có lợi ích lớn trong hòa bình, ổn định, và hội nhập với ASEAN. Việt Nam và các nước ASEAN mong muốn châu Âu tham gia nhiều hơn vào việc tìm kiếm giải pháp bảo đảm hợp tác, hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên toàn Đông Nam Á.
Kết thúc bài báo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam có vị thế thuận lợi trở thành cửa ngõ, cầu nối quan trọng trong quan hệ giữa ASEAN và EU, EU thông qua ASEAN sẽ có điều kiện đẩy mạnh phát triển quan hệ với cộng đồng các quốc gia Đông Á./.
Lãnh đạo Việt Nam điện chia buồn lãnh đạo Pháp về vụ khủng bố  (08/01/2015)
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc - mối lo của kinh tế thế giới năm 2015  (08/01/2015)
Giám sát phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh  (08/01/2015)
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại Nam Định  (08/01/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên