Những điểm chính trong học thuyết quân sự mới của Nga
Văn kiện dài 29 trang gồm 58 điều mục này, được công bố trên trang web của Điện Kremlin, vẫn mang tính phòng thủ. Tuy nhiên so với phiên bản trước, năm 2010, học thuyết mới đã được cập nhật đáng kể.
Ví dụ lần đầu tiên trong học thuyết đề cập tới cái gọi là khả năng "răn đe phi hạt nhân" để đối phó với khái niệm "quyền lực mềm" của Mỹ. Và trong số các hiểm họa mới, học thuyết đề cập tới rủi ro tác động của thông tin có hại tới dân chúng.
Học thuyết mới nêu rõ những điểm được Nga xem là hiểm họa chiến tranh gồm:
- NATO mở rộng tiềm năng sức mạnh, sự xích lại của cơ sở hạ tầng quân sự NATO sát biên giới Liên bang Nga, trong đó có việc tiếp tục mở rộng khối này.
- Triển khai binh sĩ nước ngoài trên lãnh thổ các nước có chung biên giới với Liên bang Nga.
- Hình thành và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược, hủy hoại sự ổn định trên toàn cầu, thực thi khái niệm "cú đòn toàn cầu", ý định đưa vũ khí lên vũ trụ.
Trang mạng của Hội đồng An ninh Nga cho biết các hiểm họa mới đối với nước này xuất hiện trong tình hình tại Ukraine và xung quanh nước này, cũng như các sự kiện tại châu Phi, Syria, Iraq và Afghanistan.
Giống như phiên bản trước, học thuyết mới có bản chất phòng thủ, nghĩa là sức mạnh quân sự của Nga được sử dụng khi hoàn toàn không còn các khả năng sử dụng các biện pháp khác.
Học thuyết mới lần đầu tiên đã đề cập tới khả năng răn đe phi hạt nhân. Đó là tổ hợp các biện pháp đối ngoại, quân sự và kỹ thuật quân sự nhằm ngăn chặn xâm lược chống Liên bang Nga bằng các phương tiện phi hạt nhân.
Văn kiện viết: "Liên bang Nga có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân đối phó với việc sử dụng vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt khác chống Nga và các đồng minh của mình, cũng như trong trường hợp vũ khí thông thường được sử dụng để xâm lược Liên bang Nga, khi có mối đe dọa tới sự tồn tại của Nhà nước Nga. Tổng thống Liên bang Nga là người ra quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân"./.
Nhật Bản thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 29 tỷ USD  (28/12/2014)
Vì chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc  (28/12/2014)
Vì chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc  (28/12/2014)
Đoàn Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc chuyến thăm Việt Nam  (28/12/2014)
Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế  (28/12/2014)
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho Lào  (28/12/2014)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên