Doanh nhân ở Australia lên tiếng về Biển Đông nhân Hội nghị G20
Trong thư, VBAA khẳng định Biển Đông là tuyến hàng hải huyết mạch rất quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Australia và các nền kinh tế G20 khác.
VBAA cho rằng nguy cơ xung đột trên Biển Đông có thể làm gián đoạn các dòng lưu thông hàng hóa, gây hậu quả khó lường tới các nền kinh tế khu vực và thế giới, thậm chí còn có thể khiến xu hướng hồi phục kinh tế toàn cầu bị đảo ngược. Vì thế, tranh chấp tại Biển Đông là mối quan ngại cho tất cả các bên.
VBAA kêu gọi Australia, hiện là Chủ tịch G20 và Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cần khẳng định mạnh mẽ lợi ích chung của Canberra và Nhóm G20 trong việc duy trì hòa bình, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, thương mại hợp pháp không bị cản trở, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Theo VBAA, với uy tín và sức mạnh toàn cầu, Australia cần lên tiếng phản đối các hành động đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Đông bằng cách đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, ủng hộ các bên giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại. VBAA cũng đề nghị Australia kêu gọi các bên hợp tác trong việc đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải tại Biển Đông.
Ngoài bức thư trên của VBAA, nhiều du học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập và sinh sống tại Australia, trong đó có sinh viên, nghiên cứu sinh tại trường Đại học Griffith, Đại học Queensland, Đại học Công nghệ Queensland… cũng đã ký vào thư ngỏ do Hội sinh viên Việt Nam tại trường Đại học Griffith soạn thảo và gửi tới G20 nhằm giúp bè bạn quốc tế hiểu hơn về tình hình Biển Đông, qua đó ủng hộ Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Nội dung thư ngỏ kêu gọi Australia và G20 khuyến khích các bên có tranh chấp trên Biển Đông tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hợp tác hướng tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận.
Ngày 15-11, phát biểu trước đông đảo sinh viên tại trường Đại học Queensland, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cảnh báo tranh chấp lãnh thổ tại các quần đảo ở châu Á có thể dẫn tới xung đột.
Ông Obama khẳng định Mỹ ủng hộ các nỗ lực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm sớm đạt được COC với Trung Quốc./.
Ngày hội đại đoàn kết tại Tân Trào  (16/11/2014)
Đưa con chữ đến với con em đồng bào các dân tộc thiểu số  (16/11/2014)
Phát triển kinh tế hải đảo góp phần thực hiện Chiến lược biển Việt Nam  (16/11/2014)
Thành lập Đại diện Cảng vụ Hàng hải Nha Trang tại Trường Sa  (16/11/2014)
Lễ hội Nhật Bản năm 2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh  (16/11/2014)
G20 cam kết xóa bỏ dịch Ebola, thúc đẩy phát triển kinh tế  (16/11/2014)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên