ASEAN và các nước đối tác tăng cường bảo vệ môi trường
Hội nghị Bộ trưởng Môi trường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không chính thức lần thứ 15 và Hội nghị lần thứ 10 các bên tham gia Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới đã diễn ra tại thủ đô Vientiane của Lào, trong hai ngày 30 và ngày 31-10. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến dẫn đầu đã tham dự các hội nghị.
Tại hội nghị, các Bộ trưởng đã kiểm điểm việc triển khai hoạt động hợp tác về môi trường trong thời gian qua, tình hình thực hiện các mục tiêu liên quan tới môi trường trong Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và thảo luận các sáng kiến và dự án mới, nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực này trong thời gian tới.
Các Bộ trưởng đánh giá cao nỗ lực ngăn chặn nạn cháy rừng và ô nhiễm khói mù xuyên biên giới trong khu vực thời gian qua, đặc biệt là việc thực hiện hiệu quả Chương trình Công tác triển khai Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới cũng như Chiến lược quản lý than bùn ASEAN giai đoạn 2006 - 2020; hoan nghênh việc ASEAN hoàn tất Dự án Rừng than bùn ASEAN giai đoạn 2009 - 2014 trong năm 2014 và những tiến triển đạt được trong việc thực hiện Dự án Quản lý bền vững Rừng than bùn Đông Nam Á (SEApeat) do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, cũng như tiến triển trong việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình ASEAN Quản lý bền vững Hệ sinh thái Than bùn giai đoạn 2014 - 2020.
Các Bộ trưởng ghi nhận nỗ lực của các nước thành viên trong thúc đẩy đưa Hệ thống quan trắc khói mù đi vào hoạt động, đồng thời khuyến khích các nước chia sẻ, thông qua các kênh cấp Chính phủ, địa điểm các khu vực có điểm nóng dễ gây khói mù xuyên biên giới.
Nhân dịp các hội nghị lần này, các Bộ trưởng môi trường ASEAN đã trao Danh hiệu Thành phố ASEAN bền vững về môi trường cho thành phố Huế của Việt Nam (cùng 9 thành phố của các nước thành viên khác) và trao Chứng nhận Thành phố không khí sạch cho thành phố Đà Lạt của Việt Nam.
Sau hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN không chính thức lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN+3 lần thứ 13 (với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) và Hội nghị Bộ trưởng Môi trường cấp cao Đông Á lần thứ tư cũng đã được tổ chức tại Vientiane. Tại các hội nghị này, các Bộ trưởng đã kiểm điểm lại tình hình thực hiện các hoạt động hợp tác môi trường thời gian qua, thảo luận hướng hợp tác môi trường thời gian tới, tập trung vào các lĩnh vực như đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, giáo dục môi trường, khoa học công nghệ môi trường, hợp tác xây dựng các thành phố bền vững về môi trường giữa hai khu vực.
Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị Bộ trưởng môi trường chính thức ASEAN lần thứ 13 và Hội nghị các bên tham gia Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới lần thứ 11 tại Việt Nam trong năm 2015.
Trên cương vị là Phó Chủ tịch của các hội nghị lần này, đoàn Việt Nam đã tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận và có nhiều đóng góp thiết thực, góp phần bảo đảm thành công cho các hội nghị./.
“Bộ luật Hình sự nên có thêm tội danh tham nhũng nhà công vụ”  (31/10/2014)
Phát huy vai trò của đồng bào Khmer trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nam Bộ  (31/10/2014)
Phát huy vai trò của đồng bào Khmer trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nam Bộ  (31/10/2014)
Phát huy vai trò của đồng bào Khmer trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nam Bộ  (31/10/2014)
Lễ Khởi công xây dựng Nhà Bia di tích Kỷ niệm Tạp chí Cộng sản  (31/10/2014)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp đại biểu dự ASOCIO 2014  (30/10/2014)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên