Xử lý vấn đề trên biển có ý nghĩa quan trọng với quan hệ Việt-Trung
Tại phiên họp, hai bên đã điểm lại tình hình hợp tác trên các mặt giữa hai nước kể từ Phiên họp lần 6 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc tháng 5-2013 đến nay, đưa ra ý kiến chỉ đạo về trọng tâm hợp tác giai đoạn tới.
Hai bên cho rằng quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định là phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.
Hai bên sẽ cùng nhau nỗ lực thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển ngày càng đi vào chiều sâu.
Hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa hai nước; đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam-Trung Quốc; khẩn trương thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ để tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực liên quan.
Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc 3 văn kiện về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, phối hợp giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý biên giới. Hai bên cho rằng xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hai nước.
Hai bên thực hiện nghiêm chỉnh nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, căn cứ “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc” thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển.
Dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, sớm triển khai công việc khảo sát chung, tạo cơ sở cho việc thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đi đôi với hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này như Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhất trí với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc gặp tại Milan, Italy ngày 16-10.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc; nhấn mạnh hai bên cần triển khai hiệu quả những thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của đồng chí Lê Hồng Anh, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng Tám) về việc khôi phục giao lưu hợp tác, kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng nêu rõ quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, khẳng định Việt Nam luôn ưu tiên thông qua các biện pháp hòa bình để cùng Trung Quốc giải quyết tranh chấp, bất đồng tại Biển Đông trên cơ sở tuân thủ các nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì bày tỏ Trung-Việt là hai nước láng giềng quan trọng của nhau, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng và luôn kiên trì phương châm hợp tác hữu nghị với Việt Nam.
Với sự nỗ lực chung, hai bên đã khắc phục được những khó khăn gặp phải trong thời gian vừa qua. Hiện quan hệ song phương đang từng bước khôi phục, hai bên cần nắm chắc phương hướng phát triển quan hệ hai nước, xử lý thỏa đáng và kiểm soát tốt bất đồng trên biển, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác song phương.
Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì nhất trí tăng cường chỉ đạo các cơ quan hữu quan Trung Quốc tích cực triển khai các thỏa thuận đã đạt được tại Phiên họp lần này.
Sau cuộc họp, hai đồng Chủ tịch đã chứng kiến lễ ký Biên bản Phiên họp lần 7 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.
Trước đó, ngày 25-10, Thứ trưởng Ngoại giao hai nước đã có cuộc gặp giữa hai Tổng Thư ký Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc để trao đổi chuẩn bị nội dung cho Phiên họp lần này./.
Bộ trưởng Trần Đại Quang hội kiến Bí thư Ủy ban chính pháp Đảng Cộng sản Trung Quốc  (27/10/2014)
Mỹ và Nhật Bản vẫn chưa thể tìm ra lối thoát cho TPP  (27/10/2014)
Tổng thống tái đắc cử Brazil kêu gọi "đoàn kết, đối thoại"  (27/10/2014)
Đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam thăm Trung Quốc  (27/10/2014)
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Cần công bố dự báo nguồn lực trong 5 năm tới  (26/10/2014)
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thanh Hóa  (26/10/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên