Mỹ và Nhật Bản vẫn chưa thể tìm ra lối thoát cho TPP
Các vị bộ trưởng thương mại khẳng định trong tuyên bố chung sau hội nghị đầu tiên kể từ tháng 5-2014 này rằng “đã đạt được bước tiến đáng kể” về vấn đề thuế quan và xác lập các quy định thương mại thống nhất theo sáng kiến TPP.
Tuyên bố cho rằng một thỏa thuận TPP “đang hình thành” và các bên sẽ lại nhóm họp trong vài tuần tới.
Quốc vụ khanh Nhật Bản Akira Amari cho biết các bộ trưởng hy vọng sẽ tái ngộ ở Bắc Kinh vào tháng 11-2014 bên lề Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Trong khi các bộ trưởng nhấn mạnh đến những bước tiến trong đàm phán hiện đã bước sang năm thứ 5 này, Nhật Bản và Mỹ vẫn chưa đạt được thỏa thuận song phương vốn được dư luận chờ đợi và được coi là có vai trò quan trọng giúp đẩy nhanh tiến trình đàm phán của 12 nước thành viên.
Việc hai nền kinh tế lớn nhất trong TPP chưa đi đến nhất trí đã phủ bóng đen lên mục tiêu đạt thỏa thuận chung vào cuối năm 2011 mà Mỹ đề ra.
Sau cuộc gặp với Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman sáng 27-10 bên lề phiên họp toàn thể, Quốc vụ khanh phụ trách TPP Amari cho biết mốc hoàn tất cho đàm phán song phương vẫn chưa rõ ràng.
Ông Amari khẳng định vấn đề còn lại vô cùng khó khăn và “không thể giải quyết một cách dễ dàng” đồng thời khẳng định ông dự kiến sẽ nối lại đàm phàn với ông Froman khi 12 bộ trưởng gặp lại.
Được hỏi rằng liệu hội nghị cấp cao TPP cũng diễn ra vào tháng 11-2014 ở Bắc Kinh hay không, Quốc vụ khanh Amari cho biết vẫn chưa có bàn bạc cụ thể nào về việc này.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng ông muốn tài liệu về sáng kiến thương mại tự do đầy tham vọng này cần đạt được vào đúng thời điểm ông đặt chân đến thủ đô của Trung Quốc.
Cuộc tranh cãi giữa Nhật Bản và Mỹ về thuế và các vấn đề xe hơi là một trong những điểm khúc mắc lớn nhất trong các cuộc đàm phán đang diễn ra về TPP, sáng kiến chiếm tới 40% tổng sản lượng toàn cầu.
Hai nước hiện vẫn đang vấp phải trở ngại liên quan đến thuế suất của Nhật Bản đánh vào các mặt hàng nông sản nhạy cảm như gạo, lúa mỳ, thịt bò-lợn, sữa và đường, và các biện pháp bảo hộ mà Tokyo muốn áp dụng đối với thịt bò, thịt lợn một khi lượng nhập khẩu tăng lên do tác dụng của TPP. Nhật Bản cũng muốn đấu tranh để tìm kiếm sự đồng thuận chung về các vấn đề xe hơi với Mỹ./.
Tổng thống tái đắc cử Brazil kêu gọi "đoàn kết, đối thoại"  (27/10/2014)
Đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam thăm Trung Quốc  (27/10/2014)
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Cần công bố dự báo nguồn lực trong 5 năm tới  (26/10/2014)
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thanh Hóa  (26/10/2014)
Công bố tác phẩm đoạt giải Cuộc vận động sáng tác Văn bia “Truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định”  (26/10/2014)
Thanh niên Thủ đô phát huy “Bản lĩnh, trí tuệ, đoàn kết, tình nguyện”  (26/10/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên