Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Cần công bố dự báo nguồn lực trong 5 năm tới
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% trong năm 2014 và những năm tiếp theo, ngành Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục những vấn đề trên.
Thống nhất các số liệu thống kê
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, thời gian qua, cách tính GDP của các địa phương có sự chênh lệch, thậm chí là khá khác biệt với cả nước. Đây là việc không đáng có trong công tác điều hành vĩ mô. Người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chênh lệch về số liệu giữa Trung ương và địa phương.
Phương pháp tính GDP của các địa phương theo phương pháp của Liên hợp quốc hướng dẫn. Phương pháp tính và nguyên tắc tính không có khác biệt gì so với cách tính GDP của Trung ương do Tổng cục Thống kê tính. Tuy nhiên, cách tính GDP của các địa phương không chính xác, bởi có rất nhiều khoản tính bị trùng. Ví dụ như các doanh nghiệp đóng trụ sở tại Hà Nội nhưng lại hoạt động ở các địa phương nên việc phân bổ tính cho địa phương này bao nhiêu, địa phương kia bao nhiêu là rất khó.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, tất cả các quốc gia trên thế giới không tính GDP của các địa phương mà chỉ tính GDP chung cho cả quốc gia. Vì vậy, theo quan điểm của Bộ trưởng, tới đây sẽ chỉ tính GDP của quốc gia.
Nếu các địa phương vẫn muốn có con số đánh giá việc tăng trưởng của địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đưa ra một quy trình cải cách cách tính để thu hẹp cách tính này. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đề án cải cách cách tính GDP.
Và đề án này sẽ bắt đầu được thực hiện từ năm 2016. Theo đó, các địa phương cung cấp số liệu cho Tổng cục Thống kê để Tổng cục tính GDP cho các địa phương. Như vậy, việc phân bổ các chi phí mang tính toàn quốc như ngân hàng, bảo hiểm… sẽ được tính chính xác hơn, phù hợp hơn, đồng thời sẽ thu hẹp được khoảng cách chênh lệch giữa cách tính GDP của các địa phương với Trung ương.
Cần nhìn dài hạn hơn về thu hút FDI
9 tháng qua, cả nước thu hút được 11,18 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng không nên so sánh con số thu hút vốn FDI với cùng kỳ năm trước. Trên thế giới cũng không có nước nào so sánh con số thu hút FDI cùng kỳ năm nay với cùng kỳ năm trước.
Trước sự sụt giảm về thu hút FDI trong thời gian qua, Bộ trưởng tin tưởng rằng năm nay, thu hút FDI của Việt Nam vẫn có thể đạt mức khoảng 15-16 tỷ USD. “Việt Nam đang có những dự án rất lớn của Samsung và các tập đoàn khác đã đăng ký đầu tư. Ví dụ như Thành phố Hồ Chí Minh đã cấp phép cho tập đoàn Samsung với dự án 1,4 tỷ USD. Và tới đây có một dự án gấp đôi về vốn sẽ đầu tư vào khu vực phía Bắc,” Bộ trưởng cho biết.
“Việt Nam đã làm hết mình để tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh tốt nhất, hấp dẫn các nhà đầu tư vào Việt Nam nhưng việc quyết định có đầu tư hay không sẽ không phụ thuộc vào sự nỗ lực hay mong muốn của Việt Nam,” người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư nói.
Các nhà đầu tư ở nước ngoài họ phải chịu rất nhiều tác động và đặc biệt là tác động của chính tập đoàn, công ty của họ và việc quyết định đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam cần đánh giá tình hình thu hút FDI theo một thời kỳ. Và việc đánh giá về thu hút FDI trong thời gian 5 năm là phù hợp.
Đối với một số dự án FDI không hiệu quả, gây lãng phí về đất đai, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng cũng có nhưng chưa nhiều. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn gửi các địa phương thận trọng khi tiếp cận với những dự án lớn và cần phải báo cáo Chính phủ. Bộ cũng đã chỉ đạo các địa phương sẽ thu hồi giấy phép của những dự án không hiệu quả và cần lựa chọn những dự án thực chất, có hiệu quả.
Xóa cơ chế xin cho nhờ đầu tư trung, dài hạn
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết hiện nay, nhu cầu đầu tư của các địa phương, Bộ, ngành là rất lớn trong khi ngân sách rất hạn chế, tạo ra một áp lực về vốn rất lớn. Đơn cử nếu triển khai một dự án nhóm C phải mất 3-4 năm, dự án nhóm B phải mất 4-5 năm, dự án nhóm A dài hơn. Khi làm dự án như vậy, chủ đầu tư cần phải biết là tiền ở đâu chứ không phải lúc đó mới đi chạy. “Tuy nhiên thời gian qua, chúng ta đã từng làm như vậy và điều đó dẫn đến 'ai chạy khỏe thì dự án đó được nhiều'," Bộ trưởng nói.
Để các dự án thực hiện hiệu quả hơn, theo Bộ trưởng, việc đầu tiên là cần phải biết có bao nhiêu tiền trong ngân sách, ở địa phương có bao nhiêu và Trung ương có bao nhiêu; cần phải lựa chọn dự án nào quan trọng bậc nhất, có sự tác động lan tỏa cho cả vùng và cả nước thì khi đầu tư mới hiệu quả.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất với Chính phủ ban hành Chỉ thị 1792 để chấn chỉnh lại việc này. Bên cạnh đó, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công; đặc biệt, trong Luật đã quy định khi ký quyết định để đầu tư một dự án phải xem lại chủ trương, xem dự án đó có thực sự hiệu quả hay không, đồng thời phải có trách nhiệm xem vốn ở đâu để đầu tư và số tiền phải đảm bảo cho đủ dự án. Những điều này là nhằm đảm bảo cho dự án có hiệu quả.
Tuy nhiên, để công khai, minh bạch và sử dụng hiệu quả hơn kế hoạch đầu tư trung hạn, Chính phủ cần phải công bố được dự báo nguồn lực có được trong 5 năm tới, từ đó giao quyền cho các bộ, ngành, địa phương sắp xếp. Khi đó, các bộ, ngành sẽ biết được năm nay, kế hoạch có bao nhiêu tiền, dự kiến đầu tư cho những dự án nào. Sau đó, Trung ương sẽ kiểm duyệt.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, phương thức này được đánh giá là có khuôn khổ chặt chẽ, linh hoạt, minh bạch; phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây là biện pháp căn cơ nhất, nền tảng nhất để hạn chế việc xin cho và nhũng nhiễu trong lĩnh vực đầu tư công này.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, việc ngăn chặn được sự dàn trải, thất thoát, lãng phí trong đầu tư công sẽ không thể giải quyết trong thời gian ngắn. Vì vậy, cần sớm đưa Luật Đầu tư công vào thực hiện. Tuy nhiên, thực thi Luật là cả một quá trình và ngay cả đầu tư công trung hạn cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, việc một chủ trương mới ra đời rất đúng nhưng để triển khai được còn đầy khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, với sự quyết tâm nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, một ngày không xa Việt Nam sẽ vào khuôn khổ chung như các nước. Lúc đó, các nguồn đầu tư kể cả nguồn vốn ngân sách do Trung ương cũng như địa phương quản lý sẽ được quản lý chặt chẽ hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn./.
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thanh Hóa  (26/10/2014)
Công bố tác phẩm đoạt giải Cuộc vận động sáng tác Văn bia “Truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định”  (26/10/2014)
Thanh niên Thủ đô phát huy “Bản lĩnh, trí tuệ, đoàn kết, tình nguyện”  (26/10/2014)
Bộ trưởng Trần Đại Quang thăm và làm việc tại Trung Quốc  (26/10/2014)
Về việc lập Cơ quan điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp  (26/10/2014)
Ukraine bắt đầu tiến hành cuộc bầu cử quốc hội trước thời hạn  (26/10/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên