Thủ tướng Đức: Sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra Hội nghị ASEM
Ngay sau cuộc hội đàm diễn ra chiều 15-10 tại thủ đô Berlin, tại cuộc họp báo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkkel khẳng định cuộc hội đàm đã diễn ra thành công tốt đẹp, theo đó hai bên đã thảo luận, thống nhất nhiều phương hướng hợp tác và biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức phát triển hiệu quả và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam đề nghị Đức trên tinh thần Đối tác chiến lược và là nước có vai trò quan trọng trong EU, ủng hộ Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện với EU.
Thủ tướng Đức khẳng định Chính phủ Đức ủng hộ việc sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU và thúc đẩy EU công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam vào thời điểm ký Hiệp định.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU là hiệp định quan trọng, mở ra không gian hợp tác rộng lớn cho hai bên.
Hai bên cũng nhất trí tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế như ASEAN - EU, ASEM và Liên hợp quốc.
Hai bên đồng thời dành thời gian trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông; cho rằng việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông phải bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
Trả lời câu hỏi Việt Nam có kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế hay không, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam có lẽ cũng như tất cả các quốc gia, các nước trên thế giới sẽ bằng mọi biện pháp để bảo vệ độc lập chủ quyền của mình theo đúng luật pháp quốc tế. Tôi cho rằng biện pháp pháp lý là một biện pháp hòa bình, tiến bộ mà cả thế giới, cả nhân loại đều ủng hộ”.
Thủ tướng Đức Angela Markel cũng nêu rõ quan điểm Đức ủng hộ lập trường của Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và coi đây là phương thức hiệu quả để giải quyết các khác biệt.
Thủ tướng Đức Angela Markel khẳng định: “Đức rất quan tâm có một con đường hàng hải tự do và an toàn. Chính vì vậy chúng tôi thường xuyên nói về vấn đề này trong phạm vi song phương và tại khu vực Liên minh châu Âu, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đề cập đến vấn đề này. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các bên giải quyết căng thẳng bằng biện pháp hòa bình và các quốc gia thực hiện đúng các cam kết quốc tế của mình. Không chỉ có Đức mà nhiều nước trong Liên minh châu Âu chắc chắn sẽ trao đổi vấn đề này tại ASEM 10 tới để tạo được con đường hàng hải tự do, an ninh, an toàn”./.
Phó Thủ tướng kiểm tra các công trình trọng điểm tại Trà Vinh  (15/10/2014)
Iran sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam phát triển kết cấu hạ tầng, y tế  (15/10/2014)
Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Đức tăng đầu tư tại Việt Nam  (15/10/2014)
Khắc phục hạn chế trong triển khai bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế  (15/10/2014)
ASEAN - Hàn Quốc hướng tới kỷ niệm 25 năm quan hệ đối tác  (15/10/2014)
Nhận thức mới về phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ  (15/10/2014)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay