Iran sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam phát triển kết cấu hạ tầng, y tế
Nhận lời mời của Phó Tổng thống nước Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Shariatmadari, từ ngày 13 đến ngày 15-10, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm chính thức Iran.
Trong thời gian chuyến thăm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Phó Tổng thống thứ nhất Iran, Eshaq Jahangiri, hội đàm chính thức với Phó Tổng thống phụ trách các vấn đề hành pháp Mohammad Shariatmadari. Ngoài ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng có các buổi tiếp và làm việc với ông Ali Akbar Velayati, Cố vấn đối ngoại của Lãnh tụ tối cao Iran; với Bộ trưởng Ngoại giao Mohammad Javad Zarif và Bộ trưởng Công nghiệp, Mỏ và Thương mại Mohammad Reza Nematzadeh.
Về chính trị và ngoại giao, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn cấp cao; duy trì mối liên hệ thường xuyên giữa các bộ, ngành hai nước, đẩy mạnh quan hệ quốc hội và giao lưu nhân dân.
Các lãnh đạo Iran bày tỏ mong muốn sớm có cơ hội thăm Việt Nam cũng như được đón các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam sang thăm. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và đa phương.
Các nhà lãnh đạo Iran khẳng định sẽ xem xét tích cực việc ủng hộ Việt Nam vào Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021; đề nghị Việt Nam ủng hộ Iran gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác với ASEAN.
Về các lĩnh vực hợp tác song phương khác, hai bên nhấn mạnh cần sớm tiến hành cuộc họp lần thứ 9 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Iran để rà soát hiệu quả hợp tác trong thời gian qua, đề ra các phương án tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới.
Hai bên nhất trí các lĩnh vực ưu tiên hợp tác gồm thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, nông nghiệp, vận tải biển, y tế, năng lượng, du lịch...; phấn đấu nâng kim ngạch thương mại song phương lên tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của hai bên.
Iran thông báo sẽ tiếp tục cấp học bổng cho các sinh viên Việt Nam sang học tập và nghiên cứu tại các trường đại học của Iran về văn học, Hồi giáo và các lĩnh vực khác.
Các nhà lãnh đạo Iran cũng khẳng định bên cạnh những lĩnh vực hợp tác truyền thống, Iran sẵn sàng cử các chuyên gia khoa học kỹ thuật, y tế sang Việt Nam để giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải và chăm sóc sức khỏe, y tế.
Trong khuôn khổ chuyến thăm của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã chứng kiến Lễ ký kết năm văn kiện hợp tác: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Thỏa thuận hợp tác và tương trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan, Bản ghi nhớ về hợp tác công nghệ, nghiên cứu và giáo dục, Biên bản làm việc phiên họp lần thứ nhất của Nhóm công tác về trao đổi thương mại Việt Nam - Iran, Bản ghi nhớ hợp tác giữa Phòng Công nghiệp và Thương mại hai nước.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, ngày 15-10, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu khai mạc Diễn đàn doanh nghiệp Iran - Việt Nam tổ chức tại thủ đô Tehran với sự tham dự của khoảng 300 doanh nghiệp Việt Nam và Iran.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Iran là thị trường lớn tại khu vực Trung Đông trong khi Việt Nam là cửa ngõ vào khu vực ASEAN. Hai nền kinh tế có nhiều thế mạnh riêng, có thể bổ sung lẫn nhau để hợp tác cùng phát triển.
Tuy nhiên quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước trong thời gian qua còn ở mức khá khiêm tốn, chưa tận dụng được thế mạnh của mỗi bên. Năm 2010, kim ngạch thương mại song phương đạt 144,6 triệu USD, song đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn 104 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 58 triệu USD và nhập khẩu 46 triệu USD.
Các mặt hàng Việt Nam đã có mặt trên thị trường Iran chủ yếu là nông sản và hàng tiêu dùng như chè, thủy sản, gạo, hạt điều, cà phê, rau quả, thuốc lá, sản phẩm điện tử, sản phẩm đá, cao su, máy móc, thiết bị, dao cạo râu, sản phẩm nhựa...
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ hy vọng chuyến thăm lần này của đoàn Chính phủ Việt Nam sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước, tìm ra những cơ chế, biện pháp mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam và Iran có thể tiếp cận và tăng cường quan hệ thương mại với nhau mạnh hơn nữa.
Tại diễn đàn, hai bên đã trao đổi thông tin, thảo luận các biện pháp, cơ chế phù hợp đẩy mạnh hợp tác kinh tế. Đồng thời, Phòng Công nghiệp và Thương mại hai nước cũng đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác./.
Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Đức tăng đầu tư tại Việt Nam  (15/10/2014)
Khắc phục hạn chế trong triển khai bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế  (15/10/2014)
ASEAN - Hàn Quốc hướng tới kỷ niệm 25 năm quan hệ đối tác  (15/10/2014)
Nhận thức mới về phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ  (15/10/2014)
Việt Nam cam kết thực hiện bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ  (15/10/2014)
Quan hệ Quốc hội giữa Việt Nam - Ấn Độ phát triển hiệu quả và thực chất  (15/10/2014)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay