Dự báo tăng trưởng tại các nước đang phát triển khu vực Đông Á - Thái Bình Dương năm 2014
TCCSĐT - Theo Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 06-10-2014, tốc độ tăng trưởng tại các nước đang phát triển khu vực Đông Á - Thái Bình Dương sẽ giảm trong năm nay. Tuy nhiên, khu vực vẫn tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới khi sự phục hồi dần dần của các nước có thu nhập cao thúc đẩy nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu trong khu vực. Dự báo cho thấy Đông Á - Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng ở mức xấp xỉ 7% trong năm 2014 và 2015.
Theo Báo cáo, các nước đang phát triển khu vực Đông Á - Thái Bình Dương vẫn tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với các khu vực khác trên thế giới, ở mức 6,9% trong năm 2014 và 2015, giảm so với mức 7,2% năm 2013. Tại Trung Quốc, tăng trưởng sẽ giảm nhẹ xuống còn 7,4% trong năm nay và 7,2% trong năm 2015, khi nước này thực hiện những cải cách về cơ cấu nhằm giải quyết những yếu kém về tài chính và những điểm nghẽn mang tính cơ cấu của nền kinh tế.
Không kể Trung Quốc, tăng trưởng ở các nước đang phát triển trong khu vực dự kiến sẽ giảm xuống mức đáy là 4,8% trong năm nay, trước khi tăng 5,3% năm 2015, khi xuất khẩu tăng và các cuộc cải cách kinh tế trong nước ở các nền kinh tế lớn khu vực Nam Á được hoàn thành.
Mức độ mà các nước khác nhau được hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sẽ khác nhau, tùy thuộc vào môi trường đầu tư và xuất khẩu của mỗi nước. Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Việt Nam và Cam-pu-chia có điều kiện phù hợp để tăng xuất khẩu. Chẳng hạn, do tình hình xuất khẩu mạnh của Ma-lai-xi-a trong 6 tháng đầu năm, nước này sẽ đạt mức tăng trưởng 5,7% trong năm 2014. Ở In-đô-nê-xi-a, một nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm từ mức 5,8% vào năm 2013 xuống còn 5,2% năm 2014, do giá cả hàng hóa giảm, mức tiêu dùng của Chính phủ thấp hơn so với dự kiến và do tốc độ mở rộng tín dụng chậm hơn so với dự báo.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều bất trắc ở khu vực. Đó là, nếu sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu không ổn định, các điều kiện về tài chính được thắt chặt, hoặc những căng thẳng về địa - chính trị ở quy mô quốc tế và khu vực tăng lên thì triển vọng tăng trưởng của khu vực sẽ phải đối mặt với những thách thức. Bên cạnh đó, khu vực vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi sự suy giảm tăng trưởng mạnh ở Trung Quốc; mặc dù điều đó khó xảy ra, nhưng nếu trở thành hiện thực thì có thể ảnh hưởng mạnh tới các công ty sản xuất hàng hóa, như các công ty xuất khẩu kim loại ở Mông Cổ và các công ty xuất khẩu than ở In-đô-nê-xi-a.
WB khuyến nghị, trong dài hạn, các nước cần thực hiện những cải cách về cơ cấu cần thiết nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu và tối đa hóa những lợi ích từ sự phục hồi toàn cầu. Những cải cách then chốt bao gồm tăng cường đầu tư vào kết cấu hạ tầng, cải thiện hậu cần thương mại và tự do hóa các dịch vụ và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo ông X. Sét-ti (Sudhir Shetty), Kinh tế trưởng Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của WB: “Cách tốt nhất để các quốc gia trong khu vực có thể giải quyết những rủi ro là thông qua việc giải quyết những yếu kém do những chính sách về tài chính và tài khóa từ trước đến nay đã tạo ra và bổ sung cho những biện pháp này bằng những cải cách cơ cấu nhằm tăng khả năng cạnh tranh về xuất khẩu”.
Một điểm sáng đối với các nền kinh tế trong khu vực là tiêu dùng tư nhân tăng mạnh do nhiều nhân tố khác nhau tác động, chẳng hạn do chi tiêu liên quan đến bầu cử ở In-đô-nê-xi-a và thị trường lao động sôi động ở Ma-lai-xi-a. Ở Phi-líp-pin, dòng kiều hối tăng mạnh đã thúc đẩy tiêu dùng tư nhân, trong khi tiêu dùng tư nhân chiếm tỷ trọng hơn một nửa trong tăng trưởng tổng thể của quốc gia này. Dự báo, dòng kiều hối sẽ đạt mức 6,4% năm 2014 và 6,7% năm 2015. Với những cải cách thể chế, chính sách cũng như sự nối lại hợp tác quốc tế, tăng trưởng kinh tế Mi-an-ma, được dự báo sẽ đạt mức 8,5% năm nay và năm tới.
Ông A. Trót-xen-bớc (Axel van Trotsenburg), Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của WB nói: “Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục có tiềm năng tăng trưởng với tốc độ cao hơn và nhanh hơn so với các khu vực đang phát triển khác nếu như các nhà hoạch định chính sách thực hiện chương trình cải cách nội địa mang tính tham vọng hơn, bao gồm việc loại bỏ các rào cản làm cản trở đầu tư trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu và hợp lý hóa chi tiêu công”.
Báo cáo xác định các khuyến nghị chính sách cho các quốc gia khác nhau nhằm giải quyết những rủi ro và bắt đầu đi theo con đường phát triển bền vững. Chẳng hạn như, Mông Cổ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cần giảm mức thâm hụt tài khóa và thắt chặt chính sách tiền tệ. Ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan, các biện pháp nhằm tăng thu ngân sách và giảm các khoản trợ cấp không nhắm tới đối tượng mục tiêu một cách phù hợp sẽ giúp tạo môi trường thông thoáng cho các khoản đầu tư nhằm tăng năng suất và tạo dư địa để tăng chi cho giảm nghèo, đồng thời giúp dần khôi phục lại các vùng đệm tài khóa.
Báo cáo còn bàn về những cải cách cơ cấu trong dài hạn sẽ giúp các quốc gia có thể tối đa hóa lợi ích từ sự phục hồi toàn cầu. Những cải cách then chốt bao gồm tăng cường đầu tư vào kết cấu hạ tầng, cải thiện hậu cần thương mại, tự do hóa các dịch vụ và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với tình trạng nhiều nền giáo dục trong khu vực không tạo ra được những kỹ năng mà thị trường lao động cần, báo cáo khuyến nghị cần có một chiến lược toàn diện nhằm giải quyết các vấn đề, từ việc phát triển giáo dục mầm non tới việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, tạo điều kiện và thúc đẩy tinh thần học tập suốt đời.
Theo Báo cáo, Việt Nam nằm trong nhóm các nước đã định vị tốt và sẽ hưởng lợi từ xuất khẩu gia tăng khi kinh tế thế giới hồi phục. Điều này phản ánh sự hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu và chuỗi giá trị của khu vực - những nhân tố đã điều chỉnh thương mại toàn cầu trong suốt 20 năm qua. WB nhận định kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã ổn định hơn trong năm 2014 với lạm phát ở mức thấp và các cán cân được củng cố. Tăng trưởng kinh tế chậm hơn đã hối thúc Chính phủ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn bị hạn chế bởi sức khỏe của các ngân hàng và nhu cầu của khu vực tư nhân. WB dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt 5,4%, 5,5% và 5,8% trong năm 2014, 2015, 2016; tỷ lệ lạm phát vẫn sẽ được kiềm chế ở mức một con số. Tỷ lệ lạm phát của các năm nói trên lượt ở mức 4,5%, 5% và 5%./.
Nâng cao hiệu quả xuất bản, phát hành Báo ảnh Dân tộc - Miền núi  (06/10/2014)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 29-9 đến ngày 05-10-2014  (06/10/2014)
Khánh thành khu tưởng niệm đồng chí Lê Đức Thọ  (05/10/2014)
Tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng khung cho Thủ đô  (05/10/2014)
Thủ tướng Vanuatu và phu nhân thăm chính thức Việt Nam  (05/10/2014)
Các học giả đoạt giải Nobel: Trái đất đang bị khai thác quá mức  (05/10/2014)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay