4,3 triệu nam giới Việt Nam có thể không tìm được vợ để kết hôn
Mất cân bằng giới tính khi sinh đang là mối quan ngại ngày càng tăng ở một số quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là việc lựa chọn giới tính trước khi sinh, xuất phát từ định kiến giới, tâm lý ưa thích con trai và xem thường giá trị của trẻ em gái.
Mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam tuy diễn ra muộn hơn các nước châu Á nhưng tốc độ gia tăng nhanh chóng. Mất cân bằng giới tính khi sinh từ 106,2 bé trai/100 bé gái năm 2000 đã tăng lên 113,8 bé trai/100 bé gái năm 2013.
Nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh có từ 2,3-4,3 triệu nam giới không tìm được vợ để kết hôn.
Đi kèm với đó là những hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội như: Các em gái có thể phải bỏ học và kết hôn sớm hơn; gia tăng tình trạng buôn bán phụ nữ và các hình thức bạo hành, lạm dụng đối với phụ nữ, trẻ em gái…
Đáng chú ý, mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam xảy ra ngay từ lần sinh đầu tiên, xuất hiện ở mọi đối tượng không phân biệt trình độ hay điều kiện kinh tế; ở mọi vùng miền, từ thành thị đến nông thôn.
Do vậy, nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này như nghiêm cấm siêu âm xác định giới tính thai nhi, tránh lạm dụng kỹ thuật sinh sản mới… tỏ ra không hiệu quả.
Các tổ chức, chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng gốc rễ của vấn đề nằm ở nhận thức, quan niệm. Do đó cần phải tăng cường giáo dục giới tính trong trường học, xóa bỏ bất bình đẳng giới, tạo cho phụ nữ quyền bình đẳng; tạo việc làm cho phụ nữ, giúp họ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội…
Đây cũng là mục tiêu của chiến dịch “Chung tay giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh” nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về nguyên nhân và hậu quả của việc lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới, kêu gọi những nỗ lực tích cực từ Chính phủ và các cơ quan có liên quan cùng chung tay chấm dứt hiện tượng này./.
Thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ  (28/09/2014)
Đông Nam Á sẽ vượt Nhật Bản về quy mô kinh tế vào năm 2025  (28/09/2014)
Nga: Ukraine hoãn liên kết với EU là tín hiệu tích cực  (28/09/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay