Ký kết hiệp định thống nhất giữa các tôn giáo
Đây là lần đầu tiên một hiệp định như vậy được ký kết giữa các tôn giáo.
Bản hiệp định được ký kết bởi 12 lãnh đạo tôn giáo đại diện cho Công giáo, Phật Giáo, Hồi giáo dòng Shiite, Hồi giáo dòng Sunni, đạo Do Thái, Ấn Độ giáo, cùng một số tôn giáo khác như đạo Jai-na Ấn Độ, đạo Candomblé châu Phi, Anh Giáo, đạo Thờ lửa Iran, đạo Sikh Ấn Độ và đạo Baha’is.
Lễ ký kết còn được chứng kiến bởi khoảng 600 lãnh đạo các tôn giáo khác. Cùng việc ký kết hiệp định này, các tôn giáo cũng được yêu cầu hướng tới tiến tới thiết lập bộ phận thường trực cho sự hợp tác liên tôn giáo. Hiện đã có 2 văn phòng được thành lập tại Philippines và Bosnia.
Đức tổng giám mục Malkhaz Songulashvili, Giáo hội Tbilisi, Gruzia cho biết: “Tôn giáo, đã khá nhiều lần trong lịch sử bị lợi dụng để gây chĩa rẽ con người. Vì vậy, rất cần thiết để mang các tôn giáo lại với nhau, hợp tác cùng nhau, cũng như chấm dứt những cám dỗ về hệ giá trị của riêng mình, để thực sự hành động vì mục đích của người dân chứ không phải để phục cho một số mưu toan chính trị nào đó”.
Sau Lễ ký kết, hơn 200.000 người đã đổ về quảng trường Hòa bình thế giới tại Thủ đô Seoul để tham gia cuộc diễn hành vì hòa bình. Nơi đây, cách đây 26 năm, tại Olympic Seoul năm 1988, một bản tuyên bố hòa bình đã được phát đi, kêu gọi gắn kết Đông Tây giữa chiến tranh lạnh. 26 năm sau, Seoul một lần nữa khẳng định khát vọng hòa bình không ngủ yên.
Những người khởi xướng bản hiệp định hy vọng nó sẽ ngày càng thu hút được nhiều hơn nữa sự cam kết của các tôn giáo khác, biến nó trở thành cơ sở vững chắc nhằm ngăn ngừa chủ nghĩa cực đoan và các cuộc xung đột trên thế giới.
Hiệp định được xem như lời cam kết đầu tiên giữa các tôn giáo và nó cũng đặt ra những thực tế chưa từng có tiền lệ. Hiện chưa thể xem hiệp định này là luật quốc tế, bởi nó không phải là sự cam kết của các quốc gia. Sức mạnh của hiệp định vì thế được cho là sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự bảo trợ của Liên hợp quốc.
Thống nhất những quan điểm khác biệt luôn không hề dễ dàng. Hội nghị liên minh tôn giáo lần đầu tiên được tổ chức tại Seoul (Hàn Quốc) đã không tránh khỏi những thách thức. Một số đại diện tôn giáo đã âm thầm từ chối ký vào bản hiệp định. Nhưng ít nhất, việc các tôn giáo nhận thức họ phải gần nhau vì một mục đích chung cũng đã khiến người ta cảm thấy hy vọng./.
Việt Nam dự Hội nghị Chánh án các nước ASEAN lần hai ở Malaysia  (20/09/2014)
Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng  (20/09/2014)
Kiểm tra chặt các thủy điện nhỏ chây ỳ tiền dịch vụ môi trường rừng  (20/09/2014)
Sẵn sàng tạo điều kiện để doanh nghiệp Séc đầu tư vào Việt Nam  (20/09/2014)
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang thăm chính thức Singapore  (20/09/2014)
Xem xét thuê tư vấn nước ngoài quy hoạch đô thị du lịch Sa Pa  (20/09/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên