Nguyên thủ Việt, Ấn dự khai trương Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, chiều 15-9, tại Hà Nội, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Ấn Độ đến thăm Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và chứng kiến lễ khai trương Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ thuộc Học viện.
Phát biểu tại lễ đón và khai trương, đồng chí Tạ Ngọc Tấn - Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trong suốt chiều dài 65 năm truyền thống, được Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công chỉ đạo xây dựng và nhiều thế hệ lãnh đạo Đảng và Nhà nước quản lý và lãnh đạo, Học viện đã đào tạo đội ngũ cán bộ ưu tú và xuất sắc cho Đảng và Nhà nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc.
Mỗi bước đi của Học viện luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ bạn bè và cộng đồng quốc tế, trong đó có Chính phủ và nhân dân Ấn Độ. Nhằm góp phần xây dựng mối quan hệ chiến lược Việt Nam và Ấn Độ phát triển lên tầm cao mới, được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền, Học viện đã quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ.
Trong tương lai, Học viện sẽ là một trong những địa chỉ nghiên cứu tin cậy, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa mối quan hệ bạn bè hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ, chắp nối quan hệ hợp tác của Học viện với các đối tác của Ấn Độ.
Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee cảm ơn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ủng hộ thành lập Trung tâm Nghiên cứu chuyên về Ấn Độ, xem đây là biểu tượng cao đẹp của quan hệ ngoại giao nhân dân giữa hai nước.
Tổng thống Pranab Mukherjee mong muốn tăng cường sự liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học, đặc biệt khi Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã thiết lập cơ chế hợp tác với Viện Quản lý Ấn Độ tại bang Bangalore và với Viện Hành chính công Ấn Độ tại New Delhi.
Tổng thống cũng nhấn mạnh Chính phủ hai nước phải làm tất cả những gì có thể để thế hệ trẻ hai nước hiểu biết lẫn nhau, kết nối xây dựng mối quan hệ hai bên cùng có lợi để duy trì tình hữu nghị vốn đã gắn kết giữa hai nước qua nhiều thế hệ. Tổng thống tin tưởng chắc chắn rằng Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ sẽ phát triển để trở thành cơ quan đầu mối trao đổi học thuật giữa hai nước và sẽ làm phong phú hơn mối quan hệ song phương./.
Ủy ban Pháp luật Quốc hội thẩm tra dự án luật dân sự sửa đổi  (16/09/2014)
Ủy ban Pháp luật Quốc hội thẩm tra dự án luật dân sự sửa đổi  (16/09/2014)
"Đưa kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Ấn lên 15 tỷ USD"  (16/09/2014)
Tổng Bí thư: Việt Nam ủng hộ Ấn Độ thăm dò dầu khí ở Biển Đông  (15/09/2014)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc  (15/09/2014)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên