Hãy tỉnh táo để biểu thị lòng yêu nước, không gây ảnh hưởng đến hình ảnh của con người và dân tộc Việt Nam
00:29, ngày 18-05-2014
Theo phóng viên đang tác nghiệp tại Hoàng Sa, sau nhiều ngày hoạt động trên biển đấu tranh với các hành vi ngang ngược của Trung Quốc khi nước này ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) trái phép trên vùng biển của Việt Nam, các lực lượng thi pháp luật trên biển của Việt Nam vẫn kiên cường trụ vững nơi đầu sóng, cương quyết mềm dẻo khôn khéo xử lý các tình huống trên biển, đặc biệt là những hành động mang tính khiêu khích từ phía Trung Quốc.
07 giờ 30, ngày 17-5-2014, biên đội tàu Cảnh sát biển Việt Nam lại cơ động tiếp cận mục tiêu - nơi mà Trung Quốc đang hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981. Cùng hướng với tàu CSB 8003 còn có các tàu CSB 4032; 1516; 2013; 2015 và 2016. Mặc dù phía Trung Quốc ngang nhiên đưa ra thông báo vô lý và ngang nhiên giới hạn phạm vi hoạt động trên vùng biển Việt Nam mà họ đã xâm phạm và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981.
Nhưng vào thời điểm căng thẳng nhất vẫn có khoảng 30 tàu cá của ngư dân miền trung ra đây hoạt động khai thác thủy sản, khẳng định quyết tâm cùng các lực lượng chức năng bám biển, bảo vệ chủ quyền.
08 giờ 10, trên hướng tiến vào mục tiêu, tàu CSB 8003 phát hiện tàu Quân sự của Trung Quốc cách tàu khoảng 8,5 hải lý. Mặc dù vậy, các biên đội tàu của Cảnh sát biển Việt Nam vẫn giữ nguyên hướng hành trình.
Theo quan sát của phóng viên, nhìn chung, hành động của các tàu Trung Quốc có phần dịu bớt và ít căng thẳng hơn so với những ngày trước đó song phía Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn các tàu bè trên biển. Các tàu của Trung Quốc vẫn chủ động xuất phát và cắt mũi ngăn cản hoạt động thực thi pháp luật và bảo vệ chủ quyền của các tàu chấp pháp Việt Nam.
08 giờ 20, khi cách mục tiêu chừng 10 hải lý, phóng viên đã nhìn thấy rõ hàng loạt các tàu của Trung Quốc xuất hiện triển khai các phương án và tiến hành chạy cắt các mũi tàu của CSB Việt Nam. Lúc này những cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ cảnh giới trên tàu CSB 8003 đã vào vị trí làm nhiệm vụ.
Từ phía mũi tàu, Trung úy Nguyễn Đình Thường, báo về chỉ huy, tàu của Trung Quốc mang số hiệu 3411 đang tiếp cận mạn trái tàu CSB 8003, đi song song và kèm sát tàu CSB 8003 ở khoảng cách 100m.
Tàu 8003 phát loa tuyên truyền khẳng định chủ quyền và chỉ rõ những hành vi xâm phạm trái phép của Trung Quốc. Bất ngờ, tàu Trung Quốc tăng tốc, chuyển hướng cắt ngang và dừng lại trước mũi tàu CSB 8003 ở khoảng cách không đầy 30m. Đây là hành vi khiêu khích hết sức nguy hiểm nhằm tìm cách vu cáo cho tàu Việt Nam gây ra va chạm và tạo cớ đẩy vấn đề đi xa hơn. Song trước hành động khiêu khích của tàu Trung Quốc, tàu Cảnh sát biển 8003 của Việt Nam đã khéo léo lùi tránh để không xảy ra va chạm.
08 giờ 40, chúng tôi có thể quan sát rõ giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc ở khoảng cách chừng 08 hải lý. Lúc này ở những mũi hoạt động khác, các tàu chấp pháp của Trung Quốc từ giàn khoan Hải Dương-981 tỏa ra ngăn chặn các hoạt động của lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.
Qua ống kính truyền hình, chúng tôi thấy rõ bên mạn phải tàu CSB 8003, 02 tàu chấp pháp của Trung Quốc là tàu 46001 và 46102 ngăn cản và ép tàu Cảnh sát biển 2015 của Việt Nam. Phía sau tàu CSB 8003 là 02 tàu chấp pháp của Trung Quốc mang số hiệu 3411 và 44001 ép sát.
10 giờ, từ xa phía mạn trái của tàu CSB 8003 là tàu CSB 2016 của Việt Nam đang bị 06 tàu của Trung Quốc tạo thành gọng kìm vây hãm. Song tàu CSB 2016 đã tăng tốc và thoát khỏi sự vây hãm này. Phương châm kiên quyết, mềm dẻo, khôn khéo, tránh va chạm và xung đột đã được các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam kiên trì thực hiện trong suốt những ngày qua.
Nhưng vào thời điểm căng thẳng nhất vẫn có khoảng 30 tàu cá của ngư dân miền trung ra đây hoạt động khai thác thủy sản, khẳng định quyết tâm cùng các lực lượng chức năng bám biển, bảo vệ chủ quyền.
08 giờ 10, trên hướng tiến vào mục tiêu, tàu CSB 8003 phát hiện tàu Quân sự của Trung Quốc cách tàu khoảng 8,5 hải lý. Mặc dù vậy, các biên đội tàu của Cảnh sát biển Việt Nam vẫn giữ nguyên hướng hành trình.
Theo quan sát của phóng viên, nhìn chung, hành động của các tàu Trung Quốc có phần dịu bớt và ít căng thẳng hơn so với những ngày trước đó song phía Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn các tàu bè trên biển. Các tàu của Trung Quốc vẫn chủ động xuất phát và cắt mũi ngăn cản hoạt động thực thi pháp luật và bảo vệ chủ quyền của các tàu chấp pháp Việt Nam.
08 giờ 20, khi cách mục tiêu chừng 10 hải lý, phóng viên đã nhìn thấy rõ hàng loạt các tàu của Trung Quốc xuất hiện triển khai các phương án và tiến hành chạy cắt các mũi tàu của CSB Việt Nam. Lúc này những cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ cảnh giới trên tàu CSB 8003 đã vào vị trí làm nhiệm vụ.
Từ phía mũi tàu, Trung úy Nguyễn Đình Thường, báo về chỉ huy, tàu của Trung Quốc mang số hiệu 3411 đang tiếp cận mạn trái tàu CSB 8003, đi song song và kèm sát tàu CSB 8003 ở khoảng cách 100m.
Tàu 8003 phát loa tuyên truyền khẳng định chủ quyền và chỉ rõ những hành vi xâm phạm trái phép của Trung Quốc. Bất ngờ, tàu Trung Quốc tăng tốc, chuyển hướng cắt ngang và dừng lại trước mũi tàu CSB 8003 ở khoảng cách không đầy 30m. Đây là hành vi khiêu khích hết sức nguy hiểm nhằm tìm cách vu cáo cho tàu Việt Nam gây ra va chạm và tạo cớ đẩy vấn đề đi xa hơn. Song trước hành động khiêu khích của tàu Trung Quốc, tàu Cảnh sát biển 8003 của Việt Nam đã khéo léo lùi tránh để không xảy ra va chạm.
08 giờ 40, chúng tôi có thể quan sát rõ giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc ở khoảng cách chừng 08 hải lý. Lúc này ở những mũi hoạt động khác, các tàu chấp pháp của Trung Quốc từ giàn khoan Hải Dương-981 tỏa ra ngăn chặn các hoạt động của lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.
Qua ống kính truyền hình, chúng tôi thấy rõ bên mạn phải tàu CSB 8003, 02 tàu chấp pháp của Trung Quốc là tàu 46001 và 46102 ngăn cản và ép tàu Cảnh sát biển 2015 của Việt Nam. Phía sau tàu CSB 8003 là 02 tàu chấp pháp của Trung Quốc mang số hiệu 3411 và 44001 ép sát.
10 giờ, từ xa phía mạn trái của tàu CSB 8003 là tàu CSB 2016 của Việt Nam đang bị 06 tàu của Trung Quốc tạo thành gọng kìm vây hãm. Song tàu CSB 2016 đã tăng tốc và thoát khỏi sự vây hãm này. Phương châm kiên quyết, mềm dẻo, khôn khéo, tránh va chạm và xung đột đã được các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam kiên trì thực hiện trong suốt những ngày qua.
Đang cùng các lực lượng đấu tranh
bảo vệ chủ quyền trên vùng biển Hoàng Sa, nhận được tin tức về những
hành động bày tỏ lòng yêu nước bị những kẻ quá khích và tiêu cực lợi
dụng, Thiếu tá Lê Huy, Phó Chủ nhiệm Chính trị Vùng Cảnh sát Biển 1,
Cảnh sát Biển Việt Nam gửi về đất liền một thông điệp như sau: “Thay
mặt cán bộ, chiến sĩ trên các tàu Cảnh sát Biển Việt Nam đang làm nhiệm
vụ tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, tôi xin nhắn với người thân của
tôi và người thân của các đồng đội, rằng chúng tôi vẫn khỏe, tinh thần
tốt, quyết tâm cao. Chúng tôi cũng xin gửi đến tất cả mọi người ở đất
liền, hãy yên tâm, tin tưởng ở chúng tôi. Trong lúc này, hơn bao giờ
hết, chúng tôi mong muốn mọi người: Vì Đất nước, hãy đoàn kết, thể hiện
lòng yêu nước đúng cách, phù hợp với pháp luật Việt Nam. Chúng ta đã
được thế giới biết đến là những Người Việt Nam luôn đoàn kết và yêu
chuộng hòa bình. Và chúng ta, hãy thể hiện điều đó, hãy tỉnh táo để biểu
thị lòng yêu nước, không gây ảnh hưởng đến hình ảnh của con người và
dân tộc Việt Nam”./. |
Bộ Chính trị báo cáo về tình hình Biển Đông với các cựu cán bộ lãnh đạo cấp cao khu vực phía Nam  (18/05/2014)
Đánh giá hiệu quả tổng thể 2 dự án bô-xít Tân Rai, Nhân Cơ  (18/05/2014)
Thông cáo Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII  (18/05/2014)
Quân đoàn 2 đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 4  (18/05/2014)
Tôn vinh 124 “Doanh nhân Việt Nam làm theo lời Bác” lần thứ II  (17/05/2014)
Phát động chiến dịch chống bệnh tay chân miệng  (17/05/2014)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên