Đánh giá hiệu quả tổng thể 2 dự án bô-xít Tân Rai, Nhân Cơ
00:10, ngày 18-05-2014
Sáng 17-5-2014, tại buổi làm việc cuối của Phiên họp thứ 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Đoàn giám sát báo cáo về chuyên đề Hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng của 2 dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ, do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư.
Dự án Tân Rai và Nhân Cơ là hai dự án thử nghiệm khai thác bô-xít sản xuất alumin đầu tiên ở nước ta, địa điểm đặt nhà máy alumin tại Lâm Đồng và Đắc Nông nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Nhà máy alumin Tân Rai đã được nhà thầu bàn giao cho Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam từ ngày 01-10-2013.
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế ngân sách của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu - Trưởng đoàn giám sát cho rằng, cần đánh giá hiệu quả của hai dự án này ở diện rộng hơn, không chỉ là hiệu quả kinh tế mang lại cho Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam mà còn đối với kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
Đoàn giám sát nhận định, trong bối cảnh kinh tế bị suy giảm, phát triển kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, việc đầu tư một lượng vốn lớn, kéo dài cho 02 dự án Tân Rai và Nhân Cơ cần được tiến hành thận trọng, tính toán kỹ, đặc biệt là chi phí dành cho hai dự án phải thật hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Về hiệu quả kinh tế tổng thể của dự án, Đoàn giám sát cho rằng, do giá alumin phụ thuộc hoàn toàn vào sự chi phối của thị trường thế giới trong bối cảnh biến động mạnh của tình hình sẽ tác động đến hiệu quả kinh tế của dự án.
Kết luận Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đã chấp hành đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lập, phê duyệt, thực hiện hai dự án trên, song Đoàn Giám sát đề nghị Tập đoàn phấn đấu rút ngắn tiến độ đầu tư, sớm đưa cả hai dự án đi vào hoạt động.
Thảo luận tại buổi làm việc, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn về việc khả năng làm chủ công nghệ đối với hai dự án, không lệ thuộc vào chuyên gia nước ngoài. Đặc biệt các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng bày tỏ băn khoăn về vấn đề giao thông trong hai dự án bô-xít ở Tây Nguyên, bởi chi phí vận chuyển nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm chiếm tỷ lệ lớn, trong dự án và tác động của việc vận chuyển alumin tác động đến hạ tầng giao thông chung của khu vực. Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị làm rõ hiệu quả về vấn đề gắn với quốc phòng, an ninh của hai dự án.
Bày tỏ vui mừng về những kết quả nghiên cứu, thử nghiệm bước đầu về khả năng chế tạo sắt từ bùn đỏ thải ra trong quá trình khai thác bô-xít của hai dự án, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các cơ quan liên quan, chủ đầu tư đẩy mạnh nghiên cứu, tính toán kỹ các yếu tố cả về khoa học và kinh tế để có thể sớm đưa công nghệ này vào áp dụng trong thực tế góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả về kinh tế của hai dự án.
Báo cáo thêm tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết: Hai dự án bô-xít tại Tây Nguyên có tác dụng lan tỏa bước đầu, từng bước đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh và khu vực Tây Nguyên, góp phần vào việc bảo đảm an ninh, quốc phòng. Về hiệu quả kinh tế của hai dự án, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ cũng nghiêm khắc tính toán trên cơ sở các phương án “bảo thủ nhất”, theo đó về giá thì dự án vẫn có hiệu quả.
Theo Phó Thủ tướng, dự báo mới nhất cho thấy đến năm 2018, giá alumin sẽ lên đến 400USD/tấn, dự án cũ lấy mức giá thấp hơn để làm căn cứ. Với mức vốn khoảng 700 triệu USD đối với dự án này thì chắc chắn phải có thời gian lỗ kế hoạch, không thể có lãi ngay từ năm đầu tiên đi vào hoạt động.
Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, Phó Thủ tướng cho biết, hiện tiêu chuẩn đánh giá là cao, có thể nói là thừa về an toàn. Chính phủ cũng đã chủ trương là không điều chỉnh xuống về chỉ tiêu an toàn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và biến động khó lường của điều kiện tự nhiên. Theo đó, đã dự trù đến việc tăng thêm 01 hồ chứa bùn đỏ thứ 3 để đề phòng tác động của biến đổi khí hậu, mưa cực đoan và các khả năng xấu hơn của thời tiết.
Cũng theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đến nay phía Tập đoàn đã làm chủ về vận hành hai dự án, không phải thuê công ty nước ngoài vận hành đang hướng tới khả năng xử lý, sửa chữa được một số sự cố nếu xảy ra.
Về Công nghệ sản xuất thép từ bùn đỏ, Phó Thủ tướng cho biết, các cơ quan liên quan đang cố gắng phấn đấu hoàn tất nghiên cứu để có thể ứng dụng trong thực tế, góp phần chuyển hóa bùn đỏ từ nguy hại sang không nguy hại, chủ động cung cấp thêm nguồn kim loại màu phục vụ các lĩnh vực sản xuất của đất nước. Phó Thủ tướng cũng cho biết thêm, liên quan đến vấn đề đường vận chuyển, về lâu dài sẽ phải có thêm phương án vận chuyển mới, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, khai thác và xuất khẩu, nâng cao hiệu quả của dự án./.
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế ngân sách của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu - Trưởng đoàn giám sát cho rằng, cần đánh giá hiệu quả của hai dự án này ở diện rộng hơn, không chỉ là hiệu quả kinh tế mang lại cho Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam mà còn đối với kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
Đoàn giám sát nhận định, trong bối cảnh kinh tế bị suy giảm, phát triển kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, việc đầu tư một lượng vốn lớn, kéo dài cho 02 dự án Tân Rai và Nhân Cơ cần được tiến hành thận trọng, tính toán kỹ, đặc biệt là chi phí dành cho hai dự án phải thật hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Về hiệu quả kinh tế tổng thể của dự án, Đoàn giám sát cho rằng, do giá alumin phụ thuộc hoàn toàn vào sự chi phối của thị trường thế giới trong bối cảnh biến động mạnh của tình hình sẽ tác động đến hiệu quả kinh tế của dự án.
Kết luận Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đã chấp hành đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lập, phê duyệt, thực hiện hai dự án trên, song Đoàn Giám sát đề nghị Tập đoàn phấn đấu rút ngắn tiến độ đầu tư, sớm đưa cả hai dự án đi vào hoạt động.
Thảo luận tại buổi làm việc, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn về việc khả năng làm chủ công nghệ đối với hai dự án, không lệ thuộc vào chuyên gia nước ngoài. Đặc biệt các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng bày tỏ băn khoăn về vấn đề giao thông trong hai dự án bô-xít ở Tây Nguyên, bởi chi phí vận chuyển nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm chiếm tỷ lệ lớn, trong dự án và tác động của việc vận chuyển alumin tác động đến hạ tầng giao thông chung của khu vực. Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị làm rõ hiệu quả về vấn đề gắn với quốc phòng, an ninh của hai dự án.
Bày tỏ vui mừng về những kết quả nghiên cứu, thử nghiệm bước đầu về khả năng chế tạo sắt từ bùn đỏ thải ra trong quá trình khai thác bô-xít của hai dự án, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các cơ quan liên quan, chủ đầu tư đẩy mạnh nghiên cứu, tính toán kỹ các yếu tố cả về khoa học và kinh tế để có thể sớm đưa công nghệ này vào áp dụng trong thực tế góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả về kinh tế của hai dự án.
Báo cáo thêm tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết: Hai dự án bô-xít tại Tây Nguyên có tác dụng lan tỏa bước đầu, từng bước đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh và khu vực Tây Nguyên, góp phần vào việc bảo đảm an ninh, quốc phòng. Về hiệu quả kinh tế của hai dự án, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ cũng nghiêm khắc tính toán trên cơ sở các phương án “bảo thủ nhất”, theo đó về giá thì dự án vẫn có hiệu quả.
Theo Phó Thủ tướng, dự báo mới nhất cho thấy đến năm 2018, giá alumin sẽ lên đến 400USD/tấn, dự án cũ lấy mức giá thấp hơn để làm căn cứ. Với mức vốn khoảng 700 triệu USD đối với dự án này thì chắc chắn phải có thời gian lỗ kế hoạch, không thể có lãi ngay từ năm đầu tiên đi vào hoạt động.
Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, Phó Thủ tướng cho biết, hiện tiêu chuẩn đánh giá là cao, có thể nói là thừa về an toàn. Chính phủ cũng đã chủ trương là không điều chỉnh xuống về chỉ tiêu an toàn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và biến động khó lường của điều kiện tự nhiên. Theo đó, đã dự trù đến việc tăng thêm 01 hồ chứa bùn đỏ thứ 3 để đề phòng tác động của biến đổi khí hậu, mưa cực đoan và các khả năng xấu hơn của thời tiết.
Cũng theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đến nay phía Tập đoàn đã làm chủ về vận hành hai dự án, không phải thuê công ty nước ngoài vận hành đang hướng tới khả năng xử lý, sửa chữa được một số sự cố nếu xảy ra.
Về Công nghệ sản xuất thép từ bùn đỏ, Phó Thủ tướng cho biết, các cơ quan liên quan đang cố gắng phấn đấu hoàn tất nghiên cứu để có thể ứng dụng trong thực tế, góp phần chuyển hóa bùn đỏ từ nguy hại sang không nguy hại, chủ động cung cấp thêm nguồn kim loại màu phục vụ các lĩnh vực sản xuất của đất nước. Phó Thủ tướng cũng cho biết thêm, liên quan đến vấn đề đường vận chuyển, về lâu dài sẽ phải có thêm phương án vận chuyển mới, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, khai thác và xuất khẩu, nâng cao hiệu quả của dự án./.
Thông cáo Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII  (18/05/2014)
Quân đoàn 2 đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 4  (18/05/2014)
Tôn vinh 124 “Doanh nhân Việt Nam làm theo lời Bác” lần thứ II  (17/05/2014)
Phát động chiến dịch chống bệnh tay chân miệng  (17/05/2014)
Xuất bản chùm sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh  (17/05/2014)
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo an ninh trật tự  (17/05/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên