Phát triển án lệ từ các quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao
Sáng 22-4, thảo luận về dự án Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) trong khuôn khổ chương trình phiên họp thứ 27, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ban Soạn thảo cần tiếp tục thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, cụ thể hóa hơn nữa các quy định của Hiến pháp năm 2013.
Việc soạn thảo dự án Luật cũng cần dựa trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn hoạt động Tòa án ở nước ta, đồng thời tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, bảo đảm tính khả thi của dự thảo Luật phù hợp với tình hình của đất nước.
Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) là đạo luật hết sức quan trọng cần sửa đổi sớm, sau khi ban hành Hiến pháp mới, nhằm xác định rõ vị trí, vai trò “cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” của Tòa án nhân dân. Dự luật này cũng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 26 vừa qua.
Trong dự thảo lần này, Tòa án nhân dân tối cao đã tiếp thu và chỉnh sửa các nội dung quy định về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự các cấp; về đổi mới tổ chức, hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao; về các chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân; về các Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân sơ thẩm; về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; về thẩm quyền trình Quốc hội quyết định ngân sách của Tòa án nhân dân các cấp.
Đa số ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực như dự thảo và các quy định của dự thảo Luật về tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân 04 cấp (Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực) theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực với địa bàn rộng, gây khó khăn trong việc đi lại cho người dân. Giải trình về nội dung này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình cho biết, việc thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng tòa án, nếu quá nhiều vụ việc cần giải quyết thì mới thành lập thêm Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực.
Về quy định “Tòa án nhân dân tối cao quản lý các Tòa án nhân dân về tổ chức, có sự phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân”, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý, nếu Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quá nhiều nhiệm vụ thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng xét xử. Hiến pháp quy định Tòa án nhân dân tối cao chỉ có 3 nhiệm vụ, thứ nhất là xét xử, thứ hai là Giám đốc thẩm, thứ ba là tổng kết hoạt động xét xử và bảo đảm thống nhất hoạt động trong xét xử. Vì vậy, nếu quy định thêm Toà án nhân dân tối cao quản lý hệ thống tòa án về mọi mặt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xét xử là hoạt động chủ yếu của tòa án.
Các ý kiến tại buổi làm việc sáng nay cũng bày tỏ tán thành với quan điểm Tòa án nhân dân tối cao phát triển án lệ, nhất là các quyết định giám đốc thẩm; cho rằng các quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao phải bảo đảm tính mẫu mực theo đúng quy định của pháp luật để các Tòa án khác nghiên cứu tham khảo và làm theo. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị dự thảo cần giải thích rõ khái niệm “án lệ” để bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Đối với quy định về tuổi làm việc của Thẩm phán, các đại biểu tán thành kéo dài tuổi làm việc của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể đối với nam làm việc không quá 65 tuổi và nữ làm việc không quá 60 tuổi. Các Thẩm phán khác, đề nghị vẫn áp dụng độ tuổi làm việc như cán bộ, công chức khác theo quy định của Bộ Luật lao động. Đồng thời, quy định rõ Thẩm phán được kéo dài tuổi nghỉ hưu nhưng không đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo.
Đối với nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với quan điểm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm xét xử và có uy tín cao trong xã hội, có thể được bổ nhiệm không kỳ hạn cho đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác./.
Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính  (22/04/2014)
Tạo sự thông thoáng và thuận lợi nhất cho nhà đầu tư  (22/04/2014)
Trung Quốc - Venezuela nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược  (22/04/2014)
Một số hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ  (22/04/2014)
Chủ tịch nước gặp thân mật các cựu chiến sĩ Trường Sơn  (22/04/2014)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay