Festival Huế 2014: Nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú diễn ra sau Lễ khai mạc
00:03, ngày 15-04-2014
TCCSĐT - Sau Lễ Khai mạc Festival 2014, trên địa bàn các địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra nhiều hoạt động sôi động, phong phú, trong đó có những hoạt động thu hút sự chú ý và tham gia của người dân và du khách.
“Chợ quê ngày hội” ngày càng thu hút người dân tham gia
Sáng 13-4, tại Cầu Ngói Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy đã khai mạc“ Chợ quê ngày hội” thu hút sự tham gia của hàng vạn người dân trong vùng và du khách.
Lễ hội được mở đầu bằng Lễ Cung nghinh hương linh tôn vinh bà Trần Thị Đào, người có công xây dựng nên cầu ngói Thanh Toàn và tổ chức hoạt động của phiên chợ quê; khai trương các quầy dịch vụ và bán các mặt hàng nông nghiệp đặc sắc như: như gạo tẻ Thủy Dương, Thủy Phù, gạo nếp Thủy Tân, Thủy Vân, Thủy Tân, bột lọc và rượu gạo Thủy Dương, rượu làng Chuồn, bánh tráng Thủy Lương, đậu xanh, đậu phộng, bắp trái Dương Hòa, dưa gang Thủy Châu, thanh trà Thủy Bằng, cây cảnh, hàng mỹ nghệ…, giới thiệu các nghề truyền thống của vùng quế như: nghề rèn, chằm nón, xay lúa cũng như các món ăn dân dã như: khoai luộc, bánh canh, xôi gói lá, muối sả, chè xanh,… trình diễn các tiết mục văn hóa cộng đồng và các trò chơi dân gian như đập om, hát bài chòi. Đặc biệt, Hội thi đua ghe truyền thống, thu hút nhân dân trong vùng và du khách đến xem rất đông và cổ vũ nhiệt tình.
Sôi động Lễ hội đường phố “Di sản và sắc màu văn hóa”
Một hoạt động chính trong dịp Festival Huế 2014 là Lễ hội đường phố “Di sản và sắc màu văn hóa” bắt đầu diễn ra chiều 13-4 với sự tham gia của 20 đoàn nghệ thuật đến từ các nước thuộc khu vực Đông Á và Mỹ La-tinh. Đây là hoạt động giao lưu văn hóa Đông Á - Mỹ La-tinh do Bộ Ngoại giao Việt Nam đề xướng. Ngoài ra, còn có phần biểu diễn đường phố của đoàn Nghệ thuật Cà Kheo - Bỉ và Dàn nhạc OSP Nadarzyn - Ba Lan. Sau lễ khai mạc, các đoàn nghệ thuật đã tham gia biểu diễn trên các tuyến đường chính của thành phố Huế, thu hút sự cổ vũ nhiệt tình và tích cực tham gia hưởng ứng của người dân Cố đô.
Tọa đàm khoa học “Xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch
Tọa đàm diễn ra vào chiều 13-4, do Ban Điều phối vùng Duyên hải miền Trung phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức thu hút khá đông các nhà quản lý, nhà khoa học và nhà nghiên cứu trên địa bàn Thừa Thiên Huế và một số địa phương trong vùng Duyên hải miền Trung.
Sau phát biểu khai mạc của PGS,TS. Trần Đình Thiên, Viện Trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Nhóm tư vấn hợp tác phát triển vùng và phát biểu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Cao, các đại biểu tham gia tọa đàm đã tham gia trao đổi sôi nổi các vấn đề về tiềm năng, thế mạnh; những khó khăn hạn chế; các giải pháp để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của Việt Nam. Nhìn chung các ý kiến đều khẳng định Thừa Thiên Huế có rất nhiều ưu thế vượt trội về tiềm năng văn hóa và du lịch so với các địa phương trong Vùng cũng như cả nước; Trung ương tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát triển cả trước mắt và lâu dài. Theo các đại biểu, đã đến lúc Tỉnh phải tự nhìn nhận lại mình, xây dựng lại chiến lược phát triển văn hóa và du lịch của tỉnh, coi văn hóa là bản sắc của Thừa Thiên Huế, là thế mạnh, nguồn lực quan trong để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để từ đó có đầu tư thích đáng cho văn hóa và du lịch. Có như vậy mới hy vọng xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của cả nước.
Lễ hội “Hương xưa làng cổ - Phong Hải biển nhớ”
Sáng 14-4, tại Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa và xã Phong Hải, huyện Phong Điền đã diễn ra Lễ hội “Hương xưa làng cổ - Phong Hải biển nhớ”. Lễ hội được mở dầu bằng Lễ kỳ phước, cầu nguyện quốc thái dân an, sau đó là Lễ thả đèn hoa đăng trên sông Ô Lâu với số lượng 544 đèn hoa đăng tượng trưng cho số năm thành lập làng. Phần hội diễn ra sôi nổi với những hội thi nấu cơm om, làm bánh, kéo co, đẩy gậy và các trò chơi dân gian khác. Phần tham quan du lịch tổ chức cho du khách tham quan làng cổ Phước Tích trên bộ, trên sông; tham quan nhà rường cổ; tham quan các gian trưng bày các sản phẩm: gốm, mộc mỹ nghệ, đệm bàn, ngư lưới cụ Phong Bình....; tham quan quảng diễn nghề và sản phẩm truyền thống như: gốm Phước Tích, mộc Mỹ Xuyên, Tương măng Phong Mỹ, đệm Bàng Phò trạch, Rượu Cườm Phong Chương, đan lưới Phong Bình, nước mắm Phong Hải…; Ngoài ra, Lễ hội còn giới thiệu cho du khách thưởng thức các món ăn dân dã như: bánh lá, bún, cơm om… Lễ hội kéo dài đến hết ngày 15-4./.
Sáng 13-4, tại Cầu Ngói Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy đã khai mạc“ Chợ quê ngày hội” thu hút sự tham gia của hàng vạn người dân trong vùng và du khách.
Lễ hội được mở đầu bằng Lễ Cung nghinh hương linh tôn vinh bà Trần Thị Đào, người có công xây dựng nên cầu ngói Thanh Toàn và tổ chức hoạt động của phiên chợ quê; khai trương các quầy dịch vụ và bán các mặt hàng nông nghiệp đặc sắc như: như gạo tẻ Thủy Dương, Thủy Phù, gạo nếp Thủy Tân, Thủy Vân, Thủy Tân, bột lọc và rượu gạo Thủy Dương, rượu làng Chuồn, bánh tráng Thủy Lương, đậu xanh, đậu phộng, bắp trái Dương Hòa, dưa gang Thủy Châu, thanh trà Thủy Bằng, cây cảnh, hàng mỹ nghệ…, giới thiệu các nghề truyền thống của vùng quế như: nghề rèn, chằm nón, xay lúa cũng như các món ăn dân dã như: khoai luộc, bánh canh, xôi gói lá, muối sả, chè xanh,… trình diễn các tiết mục văn hóa cộng đồng và các trò chơi dân gian như đập om, hát bài chòi. Đặc biệt, Hội thi đua ghe truyền thống, thu hút nhân dân trong vùng và du khách đến xem rất đông và cổ vũ nhiệt tình.
Đua ghe trong ngày Hội chợ vùng quê; |
Sôi động Lễ hội đường phố “Di sản và sắc màu văn hóa”
Một hoạt động chính trong dịp Festival Huế 2014 là Lễ hội đường phố “Di sản và sắc màu văn hóa” bắt đầu diễn ra chiều 13-4 với sự tham gia của 20 đoàn nghệ thuật đến từ các nước thuộc khu vực Đông Á và Mỹ La-tinh. Đây là hoạt động giao lưu văn hóa Đông Á - Mỹ La-tinh do Bộ Ngoại giao Việt Nam đề xướng. Ngoài ra, còn có phần biểu diễn đường phố của đoàn Nghệ thuật Cà Kheo - Bỉ và Dàn nhạc OSP Nadarzyn - Ba Lan. Sau lễ khai mạc, các đoàn nghệ thuật đã tham gia biểu diễn trên các tuyến đường chính của thành phố Huế, thu hút sự cổ vũ nhiệt tình và tích cực tham gia hưởng ứng của người dân Cố đô.
Hoạt động Lễ hội đường phố thu hút sự chú ý và tích cực tham gia của người dân. |
Tọa đàm khoa học “Xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch
Tọa đàm diễn ra vào chiều 13-4, do Ban Điều phối vùng Duyên hải miền Trung phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức thu hút khá đông các nhà quản lý, nhà khoa học và nhà nghiên cứu trên địa bàn Thừa Thiên Huế và một số địa phương trong vùng Duyên hải miền Trung.
Sau phát biểu khai mạc của PGS,TS. Trần Đình Thiên, Viện Trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Nhóm tư vấn hợp tác phát triển vùng và phát biểu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Cao, các đại biểu tham gia tọa đàm đã tham gia trao đổi sôi nổi các vấn đề về tiềm năng, thế mạnh; những khó khăn hạn chế; các giải pháp để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của Việt Nam. Nhìn chung các ý kiến đều khẳng định Thừa Thiên Huế có rất nhiều ưu thế vượt trội về tiềm năng văn hóa và du lịch so với các địa phương trong Vùng cũng như cả nước; Trung ương tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát triển cả trước mắt và lâu dài. Theo các đại biểu, đã đến lúc Tỉnh phải tự nhìn nhận lại mình, xây dựng lại chiến lược phát triển văn hóa và du lịch của tỉnh, coi văn hóa là bản sắc của Thừa Thiên Huế, là thế mạnh, nguồn lực quan trong để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để từ đó có đầu tư thích đáng cho văn hóa và du lịch. Có như vậy mới hy vọng xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của cả nước.
Quang cảnh buổi tọa đàm |
Lễ hội “Hương xưa làng cổ - Phong Hải biển nhớ”
Sáng 14-4, tại Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa và xã Phong Hải, huyện Phong Điền đã diễn ra Lễ hội “Hương xưa làng cổ - Phong Hải biển nhớ”. Lễ hội được mở dầu bằng Lễ kỳ phước, cầu nguyện quốc thái dân an, sau đó là Lễ thả đèn hoa đăng trên sông Ô Lâu với số lượng 544 đèn hoa đăng tượng trưng cho số năm thành lập làng. Phần hội diễn ra sôi nổi với những hội thi nấu cơm om, làm bánh, kéo co, đẩy gậy và các trò chơi dân gian khác. Phần tham quan du lịch tổ chức cho du khách tham quan làng cổ Phước Tích trên bộ, trên sông; tham quan nhà rường cổ; tham quan các gian trưng bày các sản phẩm: gốm, mộc mỹ nghệ, đệm bàn, ngư lưới cụ Phong Bình....; tham quan quảng diễn nghề và sản phẩm truyền thống như: gốm Phước Tích, mộc Mỹ Xuyên, Tương măng Phong Mỹ, đệm Bàng Phò trạch, Rượu Cườm Phong Chương, đan lưới Phong Bình, nước mắm Phong Hải…; Ngoài ra, Lễ hội còn giới thiệu cho du khách thưởng thức các món ăn dân dã như: bánh lá, bún, cơm om… Lễ hội kéo dài đến hết ngày 15-4./.
Lễ Kỳ Phước mở đầu cho Lễ hội “Hương xưa làng cổ - Phong hải biển nhớ” |
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc thăm Việt Nam  (15/04/2014)
Đồng chí Huỳnh Đức Thơ được bầu làm Phó Chủ tịch Đà Nẵng  (14/04/2014)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp đồng chí Hồ Xuân Hoa  (14/04/2014)
Thành phố Hồ Chí Minh công bố quy hoạch tổng thể phát triển đến 2020  (14/04/2014)
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy nghề  (14/04/2014)
Hội thảo “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới”  (14/04/2014)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay