Đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài
22:39, ngày 12-04-2014
Ngày 08-4-2014, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389) đã chủ trì Phiên họp đầu tiên Ban Chỉ đạo 389 để công bố Quyết định số 389/QĐ- TTg ngày 19-3-2014 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; danh sách các thành viên Ban Chỉ đạo 389 và bàn một số công việc của Ban Chỉ đạo 389 trong thời gian tới.
Ngày 11-4-2014, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 153/TB-VPCP thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tại Phiên họp này.
Theo đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt nhận thức, phương châm hành động, xác định hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả tác động tiêu cực nhiều mặt đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, sức khỏe của người dân và gắn liền với tệ nạn tham nhũng. Vì vậy, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, cả hệ thống chính trị mà trực tiếp là các cơ quan chức năng, thành viên Ban Chỉ đạo 389 ở trung ương và địa phương. Các bộ, ngành, địa phương phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời ngăn chặn có hiệu quả và từng bước đẩy lùi tình trạng này.
Các bộ, ngành cần rà soát lại mô hình tổ chức của các lực lượng chức năng, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để hoàn thành tốt nhiệm vụ; có cơ chế khuyến khích tinh thần và vật chất để kịp thời động viên cán bộ, công chức, người thi hành công vụ; bảo vệ, khen thưởng cho người dân tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Các lực lượng chức năng: Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Công an, Quản lý thị trường, Thuế thực hiện tốt công tác phối hợp, nắm chắc tuyến, địa bàn, đối tượng để chủ động theo sát diễn biến tình hình, kịp thời tổ chức lực lượng, xây dựng biện pháp, kế hoạch ngăn chặn, bắt giữ, xử lý nghiêm các vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Các bộ, ngành có trách nhiệm cùng các địa phương thực hiện tốt các chính sách kinh tế, an sinh xã hội nhằm nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; xây dựng chính sách phát triển thương mại mậu dịch khu vực biên giới kết hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả gắn với giải quyết việc làm để người dân khu vực biên giới có cuộc sống ổn định, không tham gia, không tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu: Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thành việc bàn giao nhiệm vụ thường trực và các vấn đề có liên quan; bảo đảm các điều kiện cần thiết để Ban Chỉ đạo 389 sớm đi vào hoạt động ổn định từ tháng 5-2014.
Ngay sau cuộc họp này, các bộ, ngành, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo 389 theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực, địa bàn phụ trách xây dựng phương án, kế hoạch tăng cường hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của bộ, ngành, cơ quan mình, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo 389./.
Theo đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt nhận thức, phương châm hành động, xác định hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả tác động tiêu cực nhiều mặt đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, sức khỏe của người dân và gắn liền với tệ nạn tham nhũng. Vì vậy, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, cả hệ thống chính trị mà trực tiếp là các cơ quan chức năng, thành viên Ban Chỉ đạo 389 ở trung ương và địa phương. Các bộ, ngành, địa phương phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời ngăn chặn có hiệu quả và từng bước đẩy lùi tình trạng này.
Các bộ, ngành cần rà soát lại mô hình tổ chức của các lực lượng chức năng, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để hoàn thành tốt nhiệm vụ; có cơ chế khuyến khích tinh thần và vật chất để kịp thời động viên cán bộ, công chức, người thi hành công vụ; bảo vệ, khen thưởng cho người dân tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Các lực lượng chức năng: Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Công an, Quản lý thị trường, Thuế thực hiện tốt công tác phối hợp, nắm chắc tuyến, địa bàn, đối tượng để chủ động theo sát diễn biến tình hình, kịp thời tổ chức lực lượng, xây dựng biện pháp, kế hoạch ngăn chặn, bắt giữ, xử lý nghiêm các vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Các bộ, ngành có trách nhiệm cùng các địa phương thực hiện tốt các chính sách kinh tế, an sinh xã hội nhằm nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; xây dựng chính sách phát triển thương mại mậu dịch khu vực biên giới kết hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả gắn với giải quyết việc làm để người dân khu vực biên giới có cuộc sống ổn định, không tham gia, không tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu: Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thành việc bàn giao nhiệm vụ thường trực và các vấn đề có liên quan; bảo đảm các điều kiện cần thiết để Ban Chỉ đạo 389 sớm đi vào hoạt động ổn định từ tháng 5-2014.
Ngay sau cuộc họp này, các bộ, ngành, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo 389 theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực, địa bàn phụ trách xây dựng phương án, kế hoạch tăng cường hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của bộ, ngành, cơ quan mình, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo 389./.
Quốc hội Thụy Điển luôn quan tâm hợp tác với Việt Nam  (12/04/2014)
Tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững  (12/04/2014)
Thành lập Hội đồng Tư vấn thẩm định việc triển khai Hiến pháp  (12/04/2014)
Chủ tịch nước xúc động gặp lại chiến sỹ bị địch bắt, tù đày  (12/04/2014)
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm chính thức Thụy Điển  (12/04/2014)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay