Cần hàng chục tỷ USD làm sạch bom mìn sau chiến tranh
22:23, ngày 14-03-2014
Để làm sạch hết bom mìn sau chiến tranh, Việt Nam cần có kinh phí hàng chục tỷ USD với thời gian kéo dài hàng trăm năm, vì thế việc tập trung mọi nguồn lực cả trong nước và quốc tế là rất cần thiết.
Phát biểu tại Chương trình giao lưu với chủ đề “Thông điệp xanh từ lòng đất Việt Nam” diễn ra tối 13-3 do Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (Ban Chỉ đạo 504) tổ chức Nhân ngày Thế giới phòng chống bom mìn 4-4, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết mặc dù chiến tranh đã qua đi vài chục năm, nhưng vẫn còn để lại nhiều tàn tích đau thương, trong đó có hàng trăm nghìn tấn bom, đạn còn sót lại, hàng ngày vẫn gây ra những hậu quả thương tâm. Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước đã có hơn một trăm ngàn người chết và bị thương do bom mìn sót lại sau chiến tranh gây ra.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh ô nhiễm bom mìn đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự, môi trường và tính mạng, đời sống của nhân dân. Hàng năm, Chính phủ đã phải chi hàng nghìn tỷ đồng cho rà phá bom mìn, cấp cứu, hỗ trợ nạn nhân bom mìn, tái định cư, an sinh xã hội ở vùng ô nhiễm bom mìn.
Tuy nhiên, những sự nỗ lực và cố gắng đó là chưa đủ so với mật độ ô nhiễm bom mìn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam đến nay vẫn rất nặng nề; tai nạn, thương tích đối với người dân, đặc biệt là trẻ em vẫn diễn ra hằng giờ, hằng ngày trên phạm vi cả nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của một bộ phận không nhỏ dân cư.
Nhân dịp này, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã kêu gọi các tầng lớp, cộng đồng xã hội, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài tích cực tham gia, hưởng ứng, cổ vũ nhằm góp phần huy động sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sự đồng thuận và sự thân thiện của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng cần nhận được sự hợp tác tích cực, sự hỗ trợ từ Chính phủ các nước cũng như bạn bè quốc tế để đẩy nhanh tiến độ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đã hợp tác cùng các ban, ngành, địa phương của Việt Nam trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam.
Qua chương trình giao lưu, khán giả cả nước được biết đến sự nguy hiểm, hậu quả nặng nề do bom mìn, vật liệu nổ gây ra cho con người bằng chính những câu chuyện chân thực, xúc động do các nhân chứng kể lại.
Giao lưu với khán giả cả nước, các vị khách mời gồm cô giáo Nguyễn Thị Thái Hòa, Trường tiểu học Hồng Trung (tỉnh Quảng Trị); thượng tá Nguyễn Văn Cốc, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 229, Bộ Tư lệnh Công binh; ông Richard, Giám đốc Tổ chức APOPO của Bỉ... đã kể về những câu chuyện thương tâm do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh gây ra.
Các đại biểu cũng chia sẻ về sự vất vả, khó khăn, nguy hiểm, sự hy sinh cũng như những thành tích, kết quả rà phá bom mìn, vật nổ trong thời gian qua; công tác giáo dục phòng tránh bom mìn trong trường học; những kinh nghiệm trong việc rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh ở một số nước.
Cô giáo Nguyễn Thị Thái Hòa, Trường tiểu học Hồng Trung, tỉnh Quảng Trị, cho biết Quảng Trị là một tỉnh có diện tích bị ô nhiễm bom mìn còn rất lớn. Do đó, ngoài những giờ học thông thường, thầy cô giáo ở đây còn hướng dẫn các em học sinh cách nhận biết về bom mìn, vật nổ để phòng tránh.
Thượng tá Nguyễn Văn Cốc chia sẻ, ngoài nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Lữ đoàn 229 còn là một trong các đơn vị chủ lực của Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam.
Theo Thượng tá Nguyễn Văn Cốc, nhiệm vụ rà phá bom mìn mà đơn vị đang thực hiện rất khó khăn, vất vả và nguy hiểm. Bởi, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam rất đa dạng chủng loại lại có tính năng, cấu tạo, nguyên lý nổ khác nhau. Mặt khác, nhiều khu vực bom mìn còn sót lại không tuân thủ theo một quy luật, nguyên tắc nào, do đó, việc rà phá bom mìn cũng gặp nhiều khó khăn.
Cũng tại chương trình, ông Richard Hartman, Giám đốc Tổ chức APOPO của Bỉ - Tổ chức nhân đạo chuyên về rà phá bom mìn, chia sẻ về kinh nghiệm rà phá bom mìn bằng những chú chuột HeroRAT. Theo ông Richard Hartman, bằng một thính giác cực kỳ nhạy bén, những chú chuột HeroRAT đã tháo dỡ được hàng chục nghìn quả bom mìn khắp nơi trên thế giới.
Chương trình giao lưu “Khắc phục hậu quả bom mìn vì bình yên cuộc sống” là một hoạt động có ý nghĩa chính trị, xã hội nhân văn sâu sắc, cổ vũ, động viên các thành phần xã hội chung tay dọn sạch bom mìn và hỗ trợ nạn nhân do bom mìn sót lại sau chiến tranh gây ra. Đây còn là một sự kiện quan trọng nhằm tiếp tục tạo sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam./.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh ô nhiễm bom mìn đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự, môi trường và tính mạng, đời sống của nhân dân. Hàng năm, Chính phủ đã phải chi hàng nghìn tỷ đồng cho rà phá bom mìn, cấp cứu, hỗ trợ nạn nhân bom mìn, tái định cư, an sinh xã hội ở vùng ô nhiễm bom mìn.
Tuy nhiên, những sự nỗ lực và cố gắng đó là chưa đủ so với mật độ ô nhiễm bom mìn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam đến nay vẫn rất nặng nề; tai nạn, thương tích đối với người dân, đặc biệt là trẻ em vẫn diễn ra hằng giờ, hằng ngày trên phạm vi cả nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của một bộ phận không nhỏ dân cư.
Nhân dịp này, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã kêu gọi các tầng lớp, cộng đồng xã hội, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài tích cực tham gia, hưởng ứng, cổ vũ nhằm góp phần huy động sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sự đồng thuận và sự thân thiện của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng cần nhận được sự hợp tác tích cực, sự hỗ trợ từ Chính phủ các nước cũng như bạn bè quốc tế để đẩy nhanh tiến độ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đã hợp tác cùng các ban, ngành, địa phương của Việt Nam trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam.
Qua chương trình giao lưu, khán giả cả nước được biết đến sự nguy hiểm, hậu quả nặng nề do bom mìn, vật liệu nổ gây ra cho con người bằng chính những câu chuyện chân thực, xúc động do các nhân chứng kể lại.
Giao lưu với khán giả cả nước, các vị khách mời gồm cô giáo Nguyễn Thị Thái Hòa, Trường tiểu học Hồng Trung (tỉnh Quảng Trị); thượng tá Nguyễn Văn Cốc, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 229, Bộ Tư lệnh Công binh; ông Richard, Giám đốc Tổ chức APOPO của Bỉ... đã kể về những câu chuyện thương tâm do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh gây ra.
Các đại biểu cũng chia sẻ về sự vất vả, khó khăn, nguy hiểm, sự hy sinh cũng như những thành tích, kết quả rà phá bom mìn, vật nổ trong thời gian qua; công tác giáo dục phòng tránh bom mìn trong trường học; những kinh nghiệm trong việc rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh ở một số nước.
Cô giáo Nguyễn Thị Thái Hòa, Trường tiểu học Hồng Trung, tỉnh Quảng Trị, cho biết Quảng Trị là một tỉnh có diện tích bị ô nhiễm bom mìn còn rất lớn. Do đó, ngoài những giờ học thông thường, thầy cô giáo ở đây còn hướng dẫn các em học sinh cách nhận biết về bom mìn, vật nổ để phòng tránh.
Thượng tá Nguyễn Văn Cốc chia sẻ, ngoài nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Lữ đoàn 229 còn là một trong các đơn vị chủ lực của Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam.
Theo Thượng tá Nguyễn Văn Cốc, nhiệm vụ rà phá bom mìn mà đơn vị đang thực hiện rất khó khăn, vất vả và nguy hiểm. Bởi, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam rất đa dạng chủng loại lại có tính năng, cấu tạo, nguyên lý nổ khác nhau. Mặt khác, nhiều khu vực bom mìn còn sót lại không tuân thủ theo một quy luật, nguyên tắc nào, do đó, việc rà phá bom mìn cũng gặp nhiều khó khăn.
Cũng tại chương trình, ông Richard Hartman, Giám đốc Tổ chức APOPO của Bỉ - Tổ chức nhân đạo chuyên về rà phá bom mìn, chia sẻ về kinh nghiệm rà phá bom mìn bằng những chú chuột HeroRAT. Theo ông Richard Hartman, bằng một thính giác cực kỳ nhạy bén, những chú chuột HeroRAT đã tháo dỡ được hàng chục nghìn quả bom mìn khắp nơi trên thế giới.
Chương trình giao lưu “Khắc phục hậu quả bom mìn vì bình yên cuộc sống” là một hoạt động có ý nghĩa chính trị, xã hội nhân văn sâu sắc, cổ vũ, động viên các thành phần xã hội chung tay dọn sạch bom mìn và hỗ trợ nạn nhân do bom mìn sót lại sau chiến tranh gây ra. Đây còn là một sự kiện quan trọng nhằm tiếp tục tạo sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam./.
Tưởng niệm 34 năm ngày mất Chủ tịch Tôn Đức Thắng  (14/03/2014)
New Zealand đẩy mạnh quan hệ hợp tác với ASEAN  (14/03/2014)
“Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh”  (13/03/2014)
“Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh”  (13/03/2014)
Việt Nam ủng hộ các sáng kiến thúc đẩy hợp tác Pháp ngữ  (13/03/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên