Nhiệm vụ trọng tâm của năm 2014 là tăng trưởng chiến lược
TCCSĐT - Nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 là tăng trưởng chiến lược, đột phá về thể chế, tập trung tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Đây là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi bế mạc Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương nhằm triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014.
Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 là tăng trưởng chiến lược |
Thủ tướng khẳng định, về cơ bản, các ý kiến đều bày tỏ nhất trí với Dự thảo báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2013; Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu của Chính phủ. Năm 2013, bằng sự nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, nhờ sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, quản lý của Nhà nước, sự điều hành quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, chính quyền các cấp, chúng ta đã thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã đề ra cho năm 2013. Trong đó nổi lên mấy điểm như sau:
Thứ nhất, kinh tế vĩ mô ổn định hơn, vững chắc hơn, lạm phát 6,04%, thấp hơn so với 6,84% năm 2012; tăng trưởng 5,4% năm 2013 so với 5,23% năm 2012; ổn định tỷ giá, giảm mạnh lãi suất, quản lý tốt thị trường vàng, xuất khẩu tăng, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh, cán cân thanh toán tổng thể của đất nước bội thu khoảng hơn 2 tỷ USD.
Thứ hai, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất; cả ba khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tiếp tục tăng trưởng. Nếu tính riêng GDP thì quý sau cao hơn quý trước.
Thứ ba, thắt chặt đầu tư công nhưng tổng đầu tư toàn xã hội tăng tương đương 30%, trong đó thu hút được đầu tư nước ngoài 54%, giải ngân 11 tỷ USD. ODA giải ngân mạnh hơn, hướng đầu tư FDA vào hạ tầng, vào công nghệ cao, tăng hiệu quả đầu tư công, khắc phục đầu tư dàn trải. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực.
Tuy ngân sách thu gặp nhiều khó khăn nhưng chúng ta vẫn bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, có mặt tiếp tục được cải thiện, thể hiện trên các lĩnh vực như giảm nghèo, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị, bảo đảm đời sống người có công, trợ giúp xã hội, hỗ trợ cho đồng bị thiên tai,...
Cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, giải quyết khiếu nại, tố cáo đều có những kết quả cụ thể. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, bảo đảm chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thủ tướng đề nghị cần đầu tư công thông qua đầu tư hạ tầng. Đi liền với đầu tư công, cần có cơ chế huy động các hình thức khác BPP, BOT, tạo điều kiện cho đầu tư xã hội để đầu tư cho hạ tầng như hạ tầng điện, giao thông, thủy lợi, công nghệ - thông tin, giáo dục, y tế,… Đầu tư của doanh nghiệp nhà nước để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 là tăng trưởng chiến lược, đột phá về thể chế, tập trung tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong đó, tái cơ cấu kinh tế trong năm 2014 là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo đúng Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ, mà trọng tâm là cổ phần hóa, còn doanh nghiệp nào thua lỗ, không làm ăn được thì giải thể, tuyên bố phá sản. Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bằng việc áp dụng khoa học - công nghệ, cơ giới hóa, biết tổ chức lại các mô hình sản xuất thông qua các hình thức liên kết, hợp tác; sửa đổi Nghị định khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn. Tiếp tục tập trung bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết về sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, trong đó triển khai khẩn trương Luật Đất đai. Về khoáng sản, kiểm soát chặt, không xuất khẩu thô. Không để phát sinh thêm doanh nghiệp mới nào gây ô nhiễm môi trường. Kiên quyết thực hiện phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí, công khai, minh bạch, làm rõ trách nhiệm của người quản lý tài sản, người quyết định đầu tư. Tập trung giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, chủ động, tích cực hội nhập, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Tổ chức điều hành thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013, các bộ cần: Phối hợp với các địa phương; hoàn thiện việc phân cấp, làm rõ trách nhiệm; rà soát, chương trình, kế hoạch công tác cả năm để phân công, trách nhiệm rõ ràng. Tập trung bảo đảm cơ cấu hàng hóa, không để đầu cơ sốt giá, tăng giá; bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự; tiếp tục làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, các địa phương chủ động cung cấp thông tin nhanh, kịp thời, chính xác cho dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng.
Về phía báo chí, tất cả các hoạt động báo chí cần đẩy cao trách nhiệm vì đất nước, vì nhân dân, vì Đảng, Nhà nước và chế độ này; cần trang bị nguồn kinh phí để hoạt động cho tốt./.
Chủ tịch nước: Tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin cả về vật chất và tinh thần  (24/12/2013)
Thông cáo Phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (24/12/2013)
Chủ tịch nước: Nghiêm túc xem xét những án oan sai  (24/12/2013)
Lào ca ngợi mối quan hệ gắn bó với quân đội Việt Nam  (24/12/2013)
Quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc phát triển tích cực  (24/12/2013)
Liên hợp quốc bổ nhiệm 2 đặc phái viên về khí hậu  (24/12/2013)
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên